Những hệ thống S-200 vừa đi vào trực chiến đã được các kỹ sư của LNA nâng cấp hệ thống radar, tăng tầm bắn và độ chính xác. Theo tuyên bố của LNA, hệ thống tên lửa phòng không bắn xa nhất của mình đã được tân trang lại và bây giờ đang góp phần vào mạng lưới chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) ở khu vực Đông Địa Trung Hải."Chúng tôi đã sửa chữa các hệ thống tên lửa phòng không S-200 trong suốt nửa năm qua. Và nay, chúng đang bảo vệ hiệu quả vùng lãnh thổ Libya, cũng như cung cấp khả năng bảo vệ không phận từ hướng biển", một vị chỉ huy của LNA cho biết.Dù không rõ địa điểm vũ khí đánh chặn này được triển khai nhưng căn cứ vào tuyên bố của vị chỉ huy của LNA cho thấy, S-200 có thể nhận nhiệm vụ trực chiến ở thành phố biển Sirte - nơi Thổ Nhĩ Kỳ và Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) đang triển khai nhiều lực lượng.Năm 1986 Libya đã mua các hệ thống phòng không đất đối không S-200 do Liên Xô sản xuất, trong bối cảnh căng thẳng nghiêm trọng với Mỹ đến mức xảy ra đụng độ ngoài khơi bờ biển Libya với Hạm đội Sáu. Các báo cáo nói, một trong những hệ thống phòng không S-200 thời Liên Xô đã được lắp đặt khẩn cấp vào tháng 3/1986 tại khu vực Abu Hadi, phía đông nam của căn cứ không quân Qardabiya.Hệ thống tên lửa phòng không S-200 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu chiến lược khỏi máy bay tấn công. Trước khi có S-400, S-200 là tên lửa phòng không đạt tầm bắn xa nhất thế giới, vượt xa cả tầm bắn của S-300.Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) cho bán kính sát thương rất lớn.Làm nhiệm vụ chiếu xạ cho đầu dẫn radar trên đạn tên lửa S-200 là đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 thường đặt ở trung tâm trận địa tên lửa S-200. Nó dùng cho cả nhiệm vụ bám và chiếu dọi mục tiêu cho đầu tự dẫn tên lửa tấn công, tầm hoạt động 270km.Nguyên lý hoạt động hiểu đơn giản là: đài radar phát hiện, theo dõi và chiếu xạ vào mục tiêu máy bay đối phương, đầu tự dẫn radar bán chủ động tên lửa sẽ thu sóng phản xạ từ mục tiêu địch và tự động lái tên lửa tấn công.Nếu thực sự Sirte là địa điểm được Quân đội Quốc gia Libya chọn để triển khai S-200 thì hiện thành phố biển này đang được đặt dưới sự bảo vệ của chiếc ô phòng thủ đa tầng, trong đó có Pantsir-S1, Buk. Chính vì vậy, thực hiện một cuộc tấn công đường không vào thành phố biển này là thách thức lớn với Thổ Nhĩ Kỳ và với bất kỳ lực lượng này.
Những hệ thống S-200 vừa đi vào trực chiến đã được các kỹ sư của LNA nâng cấp hệ thống radar, tăng tầm bắn và độ chính xác. Theo tuyên bố của LNA, hệ thống tên lửa phòng không bắn xa nhất của mình đã được tân trang lại và bây giờ đang góp phần vào mạng lưới chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) ở khu vực Đông Địa Trung Hải.
"Chúng tôi đã sửa chữa các hệ thống tên lửa phòng không S-200 trong suốt nửa năm qua. Và nay, chúng đang bảo vệ hiệu quả vùng lãnh thổ Libya, cũng như cung cấp khả năng bảo vệ không phận từ hướng biển", một vị chỉ huy của LNA cho biết.
Dù không rõ địa điểm vũ khí đánh chặn này được triển khai nhưng căn cứ vào tuyên bố của vị chỉ huy của LNA cho thấy, S-200 có thể nhận nhiệm vụ trực chiến ở thành phố biển Sirte - nơi Thổ Nhĩ Kỳ và Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) đang triển khai nhiều lực lượng.
Năm 1986 Libya đã mua các hệ thống phòng không đất đối không S-200 do Liên Xô sản xuất, trong bối cảnh căng thẳng nghiêm trọng với Mỹ đến mức xảy ra đụng độ ngoài khơi bờ biển Libya với Hạm đội Sáu. Các báo cáo nói, một trong những hệ thống phòng không S-200 thời Liên Xô đã được lắp đặt khẩn cấp vào tháng 3/1986 tại khu vực Abu Hadi, phía đông nam của căn cứ không quân Qardabiya.
Hệ thống tên lửa phòng không S-200 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu chiến lược khỏi máy bay tấn công. Trước khi có S-400, S-200 là tên lửa phòng không đạt tầm bắn xa nhất thế giới, vượt xa cả tầm bắn của S-300.
Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) cho bán kính sát thương rất lớn.
Làm nhiệm vụ chiếu xạ cho đầu dẫn radar trên đạn tên lửa S-200 là đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 thường đặt ở trung tâm trận địa tên lửa S-200. Nó dùng cho cả nhiệm vụ bám và chiếu dọi mục tiêu cho đầu tự dẫn tên lửa tấn công, tầm hoạt động 270km.
Nguyên lý hoạt động hiểu đơn giản là: đài radar phát hiện, theo dõi và chiếu xạ vào mục tiêu máy bay đối phương, đầu tự dẫn radar bán chủ động tên lửa sẽ thu sóng phản xạ từ mục tiêu địch và tự động lái tên lửa tấn công.
Nếu thực sự Sirte là địa điểm được Quân đội Quốc gia Libya chọn để triển khai S-200 thì hiện thành phố biển này đang được đặt dưới sự bảo vệ của chiếc ô phòng thủ đa tầng, trong đó có Pantsir-S1, Buk. Chính vì vậy, thực hiện một cuộc tấn công đường không vào thành phố biển này là thách thức lớn với Thổ Nhĩ Kỳ và với bất kỳ lực lượng này.