Là một nước từng thuộc khối Liên bang Xô Viết cũ, cùng với Nga và Ukraine, Belarus là một trong những quốc gia thừa hưởng nhiều tinh hoa quân sự nhất từ Liên Xô, cung cấp cho họ một nền tảng công nghệ đáng gờm. Họ có thể nâng cấp các loại xe tăng, máy bay và kể cả vũ khí hiện đại thời hậu Xô Viết bao gồm cả các tiêm kích hạng nặng Su-27 và Su-30.
Ảnh: Khối chiến sĩ Belarus trong một cuộc duyệt binh với súng AK-74.Tuy nhiên, việc tự sản xuất tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm trung Buk-MB3K mới đây cho thấy rằng, họ không những chỉ có khả năng nâng cấp mà còn hoàn toàn có thể chế tạo các hệ thống phòng không hoàn chỉnh nhằm hướng tới xuất khẩu.
Ảnh: Bệ phóng Buk-MB3K do Belarus sản xuất tại triển lãm MILEX-2019.Có thể nói rằng, đây là một tổ hợp có khả năng cạnh tranh quốc tế cao, cả chống lại đối thủ trên chiến trường cũng như có thể nâng cao vị trí của Belarus trên thị trường vũ khí toàn cầu.
Ảnh: Bệ phóng di động của tổ hợp Buk-MB3K.Buk-MB3K sử dụng Radar AESA hoạt động tại băng tần S, có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách tới 130km, được đặt trên xe bánh lốp tự hành có vận tốc di chuyển lên tới 60km/h, có khả năng cơ động linh hoạt trên nhiều loại địa hình.
Ảnh: Bệ phóng di động của tổ hợp Buk-MB3K.Radar có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu tự động, đo chính xác tham số mục tiêu như góc phương vị, phạm vi, tốc độ bay, và nhập tham số cho tên lửa công kích mục tiêu ở khoảng cách tối đa tối đa 70km, có thể tấn công cùng lúc 6 mục tiêu. Tổ hợp có thể đánh chặn nhiều loại mục tiêu bay khác nhau từ tên lửa hành trình cho đến máy bay không người lái (UAV).
Ảnh: Bệ phóng di động của Buk-MB3K trong trạng thái hành quân.Ngoài ra, hệ thống cũng có thể dễ dàng tích hợp vào hệ thống lưới lửa phòng không nhiều tầng nhiều lớp nhờ chia sẻ dữ liệu và liên lạc kỹ thuật số. Đặc biệt là khả năng tích hợp cùng với các hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf hiện đại do Nga sản xuất, khiến tổ hợp phòng không của Belarus là vô cùng hấp dẫn đối với các khách hàng đang và sẽ mua hệ thống phòng không tầm xa này.
Ảnh: Bệ phóng Buk-MB3K trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa.Hệ thống phòng không di động tầm trung Buk-MB3K cũng được cho là dễ dàng vận hành hơn rất nhiều so với các biến thể Buk cũ hơn, với các bộ phận chiến đấu sử dụng máy tính kỹ thuật số và màn hình hiển thị LCD vô cùng hiện đại.
Ảnh: Xe phóng kiêm xe mang đạn (trái) và xe phóng di động (phải) của hệ thống Buk-MB3K.Hiện nay, thị phần vũ khí về phân khúc tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung đang bị thống trị bởi Buk-M2 và M3 của Nga, Hồng Kỳ-16 (HQ-16) của Trung Quốc. Đây chính là những đối thủ cạnh trang trực tiếp đối với Buk-MB3K của Belarus. Trong khi Buk-M2 đang được vận hành bởi khoảng 10 quốc gia, trong khi Buk-M3 hiện đại lại được cho là vượt trội khả năng của Buk-MB3K nhưng lại đắt đỏ hơn đáng kể. Dẫu vậy, Buk-MB3K lại có những lợi thế lớn là giá thành rẻ, cũng như không bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt như khi khách hàng mua vũ khí của Nga.
Ảnh: Hệ thống phòng không tầm trung HQ-16 của Trung Quốc.Đồng thời Buk-MB3K cũng cung cấp khả năng mua sắm khả thi đối với những quốc gia ít thân thiện với Nga như Georgia, Bulgaria và Ukraine vốn cũng đang vận hành các tổ hợp Buk-M1 hoặc S-300 cũ hơn.
Ảnh: Phía sau xe phóng di động của Tổ hợp Buk-MB3K.Có thể nói rằng, Buk-MB3K là một thành tựu quốc phòng vô cùng đáng nể của Belarus sau khi Liên Xô sụp đổ, cũng như một lời khẳng định với thế giới rằng Belarus có thừa công nghệ để tự sản xuất tổ hợp tên lửa phòng không cho riêng mình cũng như xuất khẩu. Đây là một tổ hợp có khả năng vượt trội, hiện đại mà giá cả lại hợp lý với nhiều quốc gia vẫn đang sử dụng các tổ hợp phòng không hệ Liên Xô cũ cần thay thế hoặc bổ sung cho lưới lửa phòng không nhiều tầng.
Ảnh: Xe phóng di động Buk-MB3K trong trạng thái hành quân. Video Belarus có radar mới - Nguồn: QPVN
Là một nước từng thuộc khối Liên bang Xô Viết cũ, cùng với Nga và Ukraine, Belarus là một trong những quốc gia thừa hưởng nhiều tinh hoa quân sự nhất từ Liên Xô, cung cấp cho họ một nền tảng công nghệ đáng gờm. Họ có thể nâng cấp các loại xe tăng, máy bay và kể cả vũ khí hiện đại thời hậu Xô Viết bao gồm cả các tiêm kích hạng nặng Su-27 và Su-30.
Ảnh: Khối chiến sĩ Belarus trong một cuộc duyệt binh với súng AK-74.
Tuy nhiên, việc tự sản xuất tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm trung Buk-MB3K mới đây cho thấy rằng, họ không những chỉ có khả năng nâng cấp mà còn hoàn toàn có thể chế tạo các hệ thống phòng không hoàn chỉnh nhằm hướng tới xuất khẩu.
Ảnh: Bệ phóng Buk-MB3K do Belarus sản xuất tại triển lãm MILEX-2019.
Có thể nói rằng, đây là một tổ hợp có khả năng cạnh tranh quốc tế cao, cả chống lại đối thủ trên chiến trường cũng như có thể nâng cao vị trí của Belarus trên thị trường vũ khí toàn cầu.
Ảnh: Bệ phóng di động của tổ hợp Buk-MB3K.
Buk-MB3K sử dụng Radar AESA hoạt động tại băng tần S, có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách tới 130km, được đặt trên xe bánh lốp tự hành có vận tốc di chuyển lên tới 60km/h, có khả năng cơ động linh hoạt trên nhiều loại địa hình.
Ảnh: Bệ phóng di động của tổ hợp Buk-MB3K.
Radar có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu tự động, đo chính xác tham số mục tiêu như góc phương vị, phạm vi, tốc độ bay, và nhập tham số cho tên lửa công kích mục tiêu ở khoảng cách tối đa tối đa 70km, có thể tấn công cùng lúc 6 mục tiêu. Tổ hợp có thể đánh chặn nhiều loại mục tiêu bay khác nhau từ tên lửa hành trình cho đến máy bay không người lái (UAV).
Ảnh: Bệ phóng di động của Buk-MB3K trong trạng thái hành quân.
Ngoài ra, hệ thống cũng có thể dễ dàng tích hợp vào hệ thống lưới lửa phòng không nhiều tầng nhiều lớp nhờ chia sẻ dữ liệu và liên lạc kỹ thuật số. Đặc biệt là khả năng tích hợp cùng với các hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf hiện đại do Nga sản xuất, khiến tổ hợp phòng không của Belarus là vô cùng hấp dẫn đối với các khách hàng đang và sẽ mua hệ thống phòng không tầm xa này.
Ảnh: Bệ phóng Buk-MB3K trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa.
Hệ thống phòng không di động tầm trung Buk-MB3K cũng được cho là dễ dàng vận hành hơn rất nhiều so với các biến thể Buk cũ hơn, với các bộ phận chiến đấu sử dụng máy tính kỹ thuật số và màn hình hiển thị LCD vô cùng hiện đại.
Ảnh: Xe phóng kiêm xe mang đạn (trái) và xe phóng di động (phải) của hệ thống Buk-MB3K.
Hiện nay, thị phần vũ khí về phân khúc tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung đang bị thống trị bởi Buk-M2 và M3 của Nga, Hồng Kỳ-16 (HQ-16) của Trung Quốc. Đây chính là những đối thủ cạnh trang trực tiếp đối với Buk-MB3K của Belarus. Trong khi Buk-M2 đang được vận hành bởi khoảng 10 quốc gia, trong khi Buk-M3 hiện đại lại được cho là vượt trội khả năng của Buk-MB3K nhưng lại đắt đỏ hơn đáng kể. Dẫu vậy, Buk-MB3K lại có những lợi thế lớn là giá thành rẻ, cũng như không bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt như khi khách hàng mua vũ khí của Nga.
Ảnh: Hệ thống phòng không tầm trung HQ-16 của Trung Quốc.
Đồng thời Buk-MB3K cũng cung cấp khả năng mua sắm khả thi đối với những quốc gia ít thân thiện với Nga như Georgia, Bulgaria và Ukraine vốn cũng đang vận hành các tổ hợp Buk-M1 hoặc S-300 cũ hơn.
Ảnh: Phía sau xe phóng di động của Tổ hợp Buk-MB3K.
Có thể nói rằng, Buk-MB3K là một thành tựu quốc phòng vô cùng đáng nể của Belarus sau khi Liên Xô sụp đổ, cũng như một lời khẳng định với thế giới rằng Belarus có thừa công nghệ để tự sản xuất tổ hợp tên lửa phòng không cho riêng mình cũng như xuất khẩu. Đây là một tổ hợp có khả năng vượt trội, hiện đại mà giá cả lại hợp lý với nhiều quốc gia vẫn đang sử dụng các tổ hợp phòng không hệ Liên Xô cũ cần thay thế hoặc bổ sung cho lưới lửa phòng không nhiều tầng.
Ảnh: Xe phóng di động Buk-MB3K trong trạng thái hành quân.
Video Belarus có radar mới - Nguồn: QPVN