Video trên mạng xã hội cho thấy, một máy bay chiến đấu Mi-28N mới nhất của quân đội Nga, đã bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất ở khu vực Luhansk, trong những ngày gần đây.Có ý kiến cho rằng, loại tên lửa bắn hạ chiếc Mi-28N của Nga, không phải tên lửa phòng không vác vai quen thuộc với thế giới là Stinger của Mỹ, mà là tên lửa phòng không Starlight do Vương quốc Anh phát triển.Nhưng điều khó hiểu là sau khi tên lửa Anh thực hiện vụ tấn công thành công này, truyền thông Anh lại “bất thường” tiết lộ "lỗ hổng chết người" của loại tên lửa này, đó là người sử dụng nó, phải trải qua một thời gian dài huấn luyện chuyên nghiệp.Tờ Daily Mail của Anh cho biết, đoạn video trên mạng xã hội cho thấy, chiếc trực thăng Mi-28N của quân đội Nga bị trúng tên lửa vào đuôi, sau đó vỡ đôi và đâm trực diện xuống mặt đất.Theo thông tin của Quân đội Ukraine, tên lửa gây ra vụ tấn công trên, là loại tên lửa phòng không vác vai mới nhất Starlight của Anh; đây là tên lửa phòng không tầm ngắn, có tốc độ bay nhanh nhất trên thế giới hiện nay.Đây cũng là chiến tích đầu tiên của tên lửa Starlight và chiếc Mi-28N cũng là chiếc trực thăng loại này đầu tiên của Nga, bị bắn hạ ở chiến trường Ukraine. Tuy nhiên, do trực thăng Mi-28N được thiết kế chống va chạm tốt, nên phi công của chiếc trực thăng Mi-28N đã sống sót và nhanh chóng được quân đội Nga giải cứu thành công. Theo thông tin, tên lửa phòng không vác vai Starlight sử dụng hai động cơ; động cơ thứ nhất, có lực đẩy tương đối nhẹ, có tác dụng đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng. Ưu điểm là hạn chế luồng phụt của động cơ, giúp có thể phóng tên lửa từ khu vực kín, mà ít gây nguy hiểm.Khi tên lửa bay xa khoảng 4 mét, động cơ chính thứ hai hoạt động và có tốc độ cháy trong thời gian rất ngắn, đưa tốc độ của tên lửa được đẩy lên Mach 4, giúp rút ngắn đáng kể thời gian tấn công; khiến mục tiêu quá muộn để phản ứng.Có thể chính do tốc độ tấn công của Starlight rất cao, cộng với việc tên lửa sử dụng dẫn đường bằng laser, thay vì chế độ dẫn đường hồng ngoại thụ động, thường được sử dụng cho các tên lửa phòng không vác vai khác, dẫn đến việc trực thăng Mi-28N, dù được trang bị hệ thống tự vệ hoàn chỉnh, nhưng cũng không thể chống đỡ được.Điều đáng nói, đầu đạn của tên lửa Starlight rất đặc biệt, gồm ba thanh xuyên làm bằng hợp kim vonfram, mỗi thanh xuyên giống như một tên lửa nhỏ, có thể điều chỉnh đường bay.Theo phía Anh công bố, phạm vi chiến đấu hiệu quả của tên lửa Starlight từ 300 mét đến 7.000 mét, và tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu trong một phát bắn tới 96%.Ngoài ra, tên lửa Starlight thậm chí còn có khả năng xuyên giáp nhất định; ba thanh xuyên bằng hợp kim vonfram bay tốc độ cao, đủ sức xuyên thủng các phương tiện bọc thép hạng nhẹ.Tuy nhiên, tờ Daily Mail của Anh nhấn mạnh rằng, tên lửa Starlight tuy mạnh như vậy, nhưng có một lỗ hổng chết người; trong trường hợp bình thường, trắc thủ phải trải qua 2-3 tuần huấn luyện chuyên môn, để sử dụng thành thạo loại tên lửa này.Ông Wallace tiết lộ, một số binh sĩ Ukraine đầu tiên đã hoàn thành khóa huấn luyện và có thể sử dụng tên lửa Starlight trên chiến trường. “Một trong những thách thức lớn nhất của việc sử dụng tên lửa Starlight, là cần phải đào tạo chuyên môn lâu dài, bởi vì các hệ thống vũ khí càng phức tạp, thì càng phải huấn luyện nhiều hơn. Mặc dù nghe có vẻ hay, nhưng đặc điểm của tên lửa Starlight là đòi hỏi phải được đào tạo chuyên nghiệp lâu dài; đây có thể trở thành lỗ hổng chết người, trong điều kiện chiến trường tàn khốc như ở Ukraine hiện nay.Xét cho cùng, các nhiệm vụ như sử dụng tên lửa vác vai (MANPAD), để phục kích trực thăng vũ trang, là hành động chiến đấu cực kỳ nguy hiểm. Nếu một cuộc phục kích không thành công, là kẻ đi săn có khả năng, bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công trả đũa đáng kinh ngạc của đối thủ.
Video trên mạng xã hội cho thấy, một máy bay chiến đấu Mi-28N mới nhất của quân đội Nga, đã bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất ở khu vực Luhansk, trong những ngày gần đây.
Có ý kiến cho rằng, loại tên lửa bắn hạ chiếc Mi-28N của Nga, không phải tên lửa phòng không vác vai quen thuộc với thế giới là Stinger của Mỹ, mà là tên lửa phòng không Starlight do Vương quốc Anh phát triển.
Nhưng điều khó hiểu là sau khi tên lửa Anh thực hiện vụ tấn công thành công này, truyền thông Anh lại “bất thường” tiết lộ "lỗ hổng chết người" của loại tên lửa này, đó là người sử dụng nó, phải trải qua một thời gian dài huấn luyện chuyên nghiệp.
Tờ Daily Mail của Anh cho biết, đoạn video trên mạng xã hội cho thấy, chiếc trực thăng Mi-28N của quân đội Nga bị trúng tên lửa vào đuôi, sau đó vỡ đôi và đâm trực diện xuống mặt đất.
Theo thông tin của Quân đội Ukraine, tên lửa gây ra vụ tấn công trên, là loại tên lửa phòng không vác vai mới nhất Starlight của Anh; đây là tên lửa phòng không tầm ngắn, có tốc độ bay nhanh nhất trên thế giới hiện nay.
Đây cũng là chiến tích đầu tiên của tên lửa Starlight và chiếc Mi-28N cũng là chiếc trực thăng loại này đầu tiên của Nga, bị bắn hạ ở chiến trường Ukraine.
Tuy nhiên, do trực thăng Mi-28N được thiết kế chống va chạm tốt, nên phi công của chiếc trực thăng Mi-28N đã sống sót và nhanh chóng được quân đội Nga giải cứu thành công.
Theo thông tin, tên lửa phòng không vác vai Starlight sử dụng hai động cơ; động cơ thứ nhất, có lực đẩy tương đối nhẹ, có tác dụng đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng. Ưu điểm là hạn chế luồng phụt của động cơ, giúp có thể phóng tên lửa từ khu vực kín, mà ít gây nguy hiểm.
Khi tên lửa bay xa khoảng 4 mét, động cơ chính thứ hai hoạt động và có tốc độ cháy trong thời gian rất ngắn, đưa tốc độ của tên lửa được đẩy lên Mach 4, giúp rút ngắn đáng kể thời gian tấn công; khiến mục tiêu quá muộn để phản ứng.
Có thể chính do tốc độ tấn công của Starlight rất cao, cộng với việc tên lửa sử dụng dẫn đường bằng laser, thay vì chế độ dẫn đường hồng ngoại thụ động, thường được sử dụng cho các tên lửa phòng không vác vai khác, dẫn đến việc trực thăng Mi-28N, dù được trang bị hệ thống tự vệ hoàn chỉnh, nhưng cũng không thể chống đỡ được.
Điều đáng nói, đầu đạn của tên lửa Starlight rất đặc biệt, gồm ba thanh xuyên làm bằng hợp kim vonfram, mỗi thanh xuyên giống như một tên lửa nhỏ, có thể điều chỉnh đường bay.
Theo phía Anh công bố, phạm vi chiến đấu hiệu quả của tên lửa Starlight từ 300 mét đến 7.000 mét, và tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu trong một phát bắn tới 96%.
Ngoài ra, tên lửa Starlight thậm chí còn có khả năng xuyên giáp nhất định; ba thanh xuyên bằng hợp kim vonfram bay tốc độ cao, đủ sức xuyên thủng các phương tiện bọc thép hạng nhẹ.
Tuy nhiên, tờ Daily Mail của Anh nhấn mạnh rằng, tên lửa Starlight tuy mạnh như vậy, nhưng có một lỗ hổng chết người; trong trường hợp bình thường, trắc thủ phải trải qua 2-3 tuần huấn luyện chuyên môn, để sử dụng thành thạo loại tên lửa này.
Ông Wallace tiết lộ, một số binh sĩ Ukraine đầu tiên đã hoàn thành khóa huấn luyện và có thể sử dụng tên lửa Starlight trên chiến trường. “Một trong những thách thức lớn nhất của việc sử dụng tên lửa Starlight, là cần phải đào tạo chuyên môn lâu dài, bởi vì các hệ thống vũ khí càng phức tạp, thì càng phải huấn luyện nhiều hơn.
Mặc dù nghe có vẻ hay, nhưng đặc điểm của tên lửa Starlight là đòi hỏi phải được đào tạo chuyên nghiệp lâu dài; đây có thể trở thành lỗ hổng chết người, trong điều kiện chiến trường tàn khốc như ở Ukraine hiện nay.
Xét cho cùng, các nhiệm vụ như sử dụng tên lửa vác vai (MANPAD), để phục kích trực thăng vũ trang, là hành động chiến đấu cực kỳ nguy hiểm. Nếu một cuộc phục kích không thành công, là kẻ đi săn có khả năng, bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công trả đũa đáng kinh ngạc của đối thủ.