Một thương binh Đức đầu quấn đầy băng trắng ở trên đầu và bàn tay trái. Chiếc mũ sắt của người lính này có một vết lõm khá sâu, có lẽ nó đã đỡ cho anh một viên đạn. Nguồn ảnh: Histomil.Cấp cứu ngay trên chiến trường. Thực chất thương tích của binh lính trong chiến tranh thế giới thứ hai được gây ra bởi các loại mìn, pháo, máy bay và các loại hỏa lực nói chung chứ thương tích do vũ khí cá nhân khi giao tranh trực diện lại chiếm một phần nhỏ. Nguồn ảnh: Histomil.Những vết thương do sức ép của bom dù có thể gây đổ máu ít hơn nhưng lại cực kỳ nguy hiểm cho nạn nhân. Nguồn ảnh: Histomil.Một binh lính Đức bị cắt lìa ban tay đang kiệt sức vì mất máu bên cạnh đồng đội của mình. Nguồn ảnh: Histomil.Gần như nam giới đều tòng quân và cầm súng chiến đấu nên chức vụ cứu thương trong lực lượng Hồng Quân Liên Xô thường được đảm nhận bởi nữ giới. Đã có rất nhiều lính cứu thương là nam trong các lực lượng chiến đấu của Hồng Quân, tuy nhiên họ lại thường... ưu tiên cầm súng chiến đấu trực tiếp với kẻ thù hơn là cấp cứu cho thương binh. Nguồn ảnh: Histomil.Binh lính Mỹ đang cứu thương cho đồng đội của mình. Trong các lực lượng Quân y của các nước trong thế chiến hai thì lực lượng Quân y của Mỹ là lực lượng có trang bị tốt nhất, bao gồm nhiều cá nhân liều lĩnh nhất trong quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Histomil.Những người lính Quân y Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn mà... không cầm theo vũ khí, nhiều người trong số họ có niềm tin tôn giáo mãnh liệt và chỉ muốn phục vụ đất nước bằng cách cứu người thay vì phải giết người. Nguồn ảnh: Histomil.Một binh sỹ Hồng Quân kéo lê người đồng đội bị thương của mình trên mặt đất, trên tay anh vẫn cầm nguyên cây súng và sẵn sàng tiếp tục chiến đấu bất cứ lúc nào. Với những người lính Liên Xô, nhiệm vụ chiến đấu là trên hết. Nguồn ảnh: Histomil.Do thuốc men thiếu thốn, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ chi được thực hiện rất phổ biến trong CTTG 2 nhất là với những đơn vị ở xa hậu phương, ít nhận được sự tiếp tế. Nguồn ảnh: Histomil.Lính Quân y Mỹ truyền huyết tương cho thương binh bị mất máu quá nặng. Quân y Mỹ luôn mang theo sẵn huyết tương dự trữ khi chiến đấu dù những chai huyết tương này được làm bằng thủy tinh và rất dễ vỡ khi vận chuyển. Nguồn ảnh: Histomil.Một bệnh viện ở Anh nơi các sỹ quan chỉ huy đang kiểm tra sức khỏe của thương binh để chắc chắn rằng họ sẵn sàng quay lại chiến trường. Nguồn ảnh: Histomil.
Một thương binh Đức đầu quấn đầy băng trắng ở trên đầu và bàn tay trái. Chiếc mũ sắt của người lính này có một vết lõm khá sâu, có lẽ nó đã đỡ cho anh một viên đạn. Nguồn ảnh: Histomil.
Cấp cứu ngay trên chiến trường. Thực chất thương tích của binh lính trong chiến tranh thế giới thứ hai được gây ra bởi các loại mìn, pháo, máy bay và các loại hỏa lực nói chung chứ thương tích do vũ khí cá nhân khi giao tranh trực diện lại chiếm một phần nhỏ. Nguồn ảnh: Histomil.
Những vết thương do sức ép của bom dù có thể gây đổ máu ít hơn nhưng lại cực kỳ nguy hiểm cho nạn nhân. Nguồn ảnh: Histomil.
Một binh lính Đức bị cắt lìa ban tay đang kiệt sức vì mất máu bên cạnh đồng đội của mình. Nguồn ảnh: Histomil.
Gần như nam giới đều tòng quân và cầm súng chiến đấu nên chức vụ cứu thương trong lực lượng Hồng Quân Liên Xô thường được đảm nhận bởi nữ giới. Đã có rất nhiều lính cứu thương là nam trong các lực lượng chiến đấu của Hồng Quân, tuy nhiên họ lại thường... ưu tiên cầm súng chiến đấu trực tiếp với kẻ thù hơn là cấp cứu cho thương binh. Nguồn ảnh: Histomil.
Binh lính Mỹ đang cứu thương cho đồng đội của mình. Trong các lực lượng Quân y của các nước trong thế chiến hai thì lực lượng Quân y của Mỹ là lực lượng có trang bị tốt nhất, bao gồm nhiều cá nhân liều lĩnh nhất trong quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Histomil.
Những người lính Quân y Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn mà... không cầm theo vũ khí, nhiều người trong số họ có niềm tin tôn giáo mãnh liệt và chỉ muốn phục vụ đất nước bằng cách cứu người thay vì phải giết người. Nguồn ảnh: Histomil.
Một binh sỹ Hồng Quân kéo lê người đồng đội bị thương của mình trên mặt đất, trên tay anh vẫn cầm nguyên cây súng và sẵn sàng tiếp tục chiến đấu bất cứ lúc nào. Với những người lính Liên Xô, nhiệm vụ chiến đấu là trên hết. Nguồn ảnh: Histomil.
Do thuốc men thiếu thốn, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ chi được thực hiện rất phổ biến trong CTTG 2 nhất là với những đơn vị ở xa hậu phương, ít nhận được sự tiếp tế. Nguồn ảnh: Histomil.
Lính Quân y Mỹ truyền huyết tương cho thương binh bị mất máu quá nặng. Quân y Mỹ luôn mang theo sẵn huyết tương dự trữ khi chiến đấu dù những chai huyết tương này được làm bằng thủy tinh và rất dễ vỡ khi vận chuyển. Nguồn ảnh: Histomil.
Một bệnh viện ở Anh nơi các sỹ quan chỉ huy đang kiểm tra sức khỏe của thương binh để chắc chắn rằng họ sẵn sàng quay lại chiến trường. Nguồn ảnh: Histomil.