Đâm đầu vào Venezuela, Mỹ sẽ lãnh hậu quả gì?

Google News

Có thể Venezuela khó giành chiến thằng trong cuộc chiến với Mỹ nhưng có thể gây ra cho Washington những thiệt hại không thể khắc phục.

Trong cuộc xung đột với Mỹ, Venezuela sẽ không thể giành chiến thắng, nhưng nó có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục đối với hình ảnh của Mỹ, tờ Military Watch Magazine cho biết.
Mỹ tiếp tục xem xét khả năng tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại Venezuela trong bối cảnh khủng hoảng leo thang. Washington kêu gọi các đồng minh không cho Nga quá cảnh khi bay tới và vào ngày 30/4 đã kêu gọi trực tiếp thay đổi chế độ.
Trong khi đó Caracas đã đầu tư rất nhiều vào việc mua lại các hệ thống phòng không hiện đại, lực lượng mặt đất của Venezuela và dân quân rất đông đảo và chuẩn bị tốt cho chiến dịch du kích chống lại kẻ thù tiềm năng.
Dam dau vao Venezuela, My se lanh hau qua gi?
Không phải ai ở Venezuela cũng thích dân chủ kiểu Mỹ.
Tuy nhiên, mạng lưới phòng không phức tạp và nhiều lớp bao gồm các tổ hợp S-300VM, Buk-M2, S-125, pháo phòng không và hệ thống phòng không vác vai có hiệu quả hay không trước các cuộc tấn công của Mỹ vẫn là một ẩn số.
Trong trường hợp Mỹ ấn công Venezuela, các bay ném bom hạng nặng B-1B và B-52H, tàu khu trục lớp Arly Burke có thể tấn công vào các mục tiêu quân sự của Venezuela lúc đang nằm ngoài phạm vi lực lượng phòng không. Tên lửa hành trình Tomahawk sẽ được sử dụng ở gia đoạn đầu của cuộc chiến.
Các hệ thống phòng không của Venezuela, như S-300VM, có khả năng đánh chặn một phần đáng kể trong số chúng nhưng có thể các tên lửa vẫn đủ để vô hiệu hóa sân bay và trung tâm chỉ huy.
Mỹ tin rằng, các hệ thống S-300VM và Buk-M2 sẽ hết đạn trước trong khi Tomahawks tiếp tục được bắn đi. Ngoài ra, Mỹ sẽ sử dụng máy bay F-22 Raptor và EC-130H để trấn áp phòng không của đối phương ở giai đoạn đầu xung đột.
Hệ thống phòng không S-300VM đã hoàn thiện, và nếu Mỹ tấn công các mục tiêu của Venezuela, nhưng tỷ lệ tên lửa Mỹ bị bắn hạ quá nhiều, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các sản phẩm quốc phòng và sức mạnh quân sự của Mỹ.
Và kết quả có thể là một thảm họa đối với các lực lượng vũ trang Mỹ, thiệt hại cho danh tiếng của họ trên thế giới. Đặc biệt lại là Venezuela – một quốc gia có nền kinh tế hạng ba, không có lực lượng quân sự mạnh.
Các hệ thống Buk-M2 với phạm vi thiệt hại nhỏ hơn, thậm chí còn có tính cơ động cao hơn sẽ rất nguy hiểm cho Mỹ nếu tấn công Venezuela từ trên không. Ngoài ra, nếu Mỹ không thể vô hiệu hóa các sân bay của Venezuela trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Venezuela có thể là mối đe dọa nghiêm trọng.
Những máy bay chiến đấu hạng nặng 8 tấn này được trang bị radar tấn công mạnh mẽ, tốc độ cao và bán kính chiến đấu 1500 km, có thể tấn công chống lại các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực, chống lại máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm của quân đội Mỹ.
Su-30MK2 của không quân Venezuela được trang bị tên lửa chống hạm Kh-29L/T, Kh-31A và Kh-59M, cho phép chúng gây ra mối đe dọa cho tàu chiến đối phương trong khu vực. Tên lửa Kh-59M có tầm bắn 115 km, mang đầu đạn nặng 320 kg và có độ chính xác cao.
Tên lửa chống ngầm Kh-31A được trang bị đầu đạn nặng 94 kg và có tầm sát thương hơn 100 km, nó có khả năng nguy hiểm hơn do tốc độ bay rất cao 3,5 Mach. Tên lửa Kh-29T với tầm phóng ngắn hơn 12 km mang theo 320 kg đầu đạn chiến đấu.
Cuối cùng, thực tế là Venezuela không giống như Triều Tiên hay Iran, những nước này có thể có lực lượng hạt nhân để răn đe nên Mỹ không dễ tấn công. Việc thiếu một biện pháp răn đe tấn công hiệu quả buộc Venezuela phải phụ thuộc hoàn toàn vào các liên minh để ngăn chặn Mỹ.
Theo Nguyễn Giang/Báo Đất Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)