Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đang diễn ra hết sức ác liệt. Với nhiều loại vũ khí chống tăng do phương Tây hỗ trợ, Ukraine đã hạ gục gần như mọi loại xe tăng Nga đưa tới đây.Việc các loại xe tăng chủ lực hiện đại lần lượt bị hạ gục bằng các lối tác chiến phi đối xứng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện tại, hay trong xung đột Azerbaijan - Armenia trước đây, khiến nhiều người nghi ngờ về sức mạnh của thứ vũ khí hơn 100 năm tuổi này.Thực tế, các loại xe tăng ngày nay dù có hệ thống phòng vệ cực kỳ hiện đại, nhưng vẫn khó có thể tránh khỏi số phận thảm khốc, khi phải đối đầu với những loại vũ khí chống tăng có giá rẻ hơn nhiều lần.Trước tình trạng thiệt hại của lực lượng tăng thiết giáp Nga ở Ukraine hiện tại, truyền thông Nga cũng như truyền thông phương Tây, đều mong chờ sự xuất hiện của T-14 Armata.Được coi là xe tăng chủ lực thế hệ mới, T-14 Armata có thiết kế khác hoàn toàn so với "lối mòn" thiết kế xe tăng - vốn đã tồn tại hàng trăm năm nay.Cụ thể, thay vì để kíp chiến đấu ngồi bên trong tháp pháo và trong thân xe, T-14 Armata cho toàn bộ ba người điều khiển ngồi bên trong một cái kén, làm bằng kim loại đặc biệt và đặt bên trong thân xe.Điều này giúp kíp lái được bảo vệ an toàn trong trường hợp xe tăng bị tấn công, toàn bộ tháp pháo được điều khiển tự động, ngay cả trong trường hợp đạn dự phòng trên xe bị nổ, kíp lái vẫn có thể an toàn.Tuy nhiên, theo thông tin được tờ Pravda của Nga đăng tải hồi năm ngoái, hiện tại lực lượng xe tăng chủ lực T-14 Armata của nước này, vẫn còn khá khiêm tốn, việc sản xuất hàng loạt vẫn chưa được tiến hành một cách chỉnh chu.Việc số lượng xe tăng T-14 Armata hiện có là không nhiều, kèm theo đó là thiết kế của nó chưa được hoàn thiện, khiến Moscow khó lòng có thể mang loại xe tăng này tới Ukraine.T-14 Armata vẫn được trang bị khẩu pháo cỡ nòng 125mm giống mọi loại xe tăng chủ lực khác của Nga ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên giống như nhiều phiên bản xe tăng chủ lực của Liên Xô từng "chết yểu" trong quá khứ, T-14 có một điểm yếu chí tử.Điểm yếu của loại xe tăng này đó là có giá thành sản xuất quá lớn, ước tính lên tới 3,7 triệu USD cho mỗi chiếc. Đây là mức giá quá cao để quân đội Nga đẩy nhanh trang bị ở số lượng lớn, nhất là khi các phiên bản T-72 cải tiến hay T-90 có giá bằng một nửa, vẫn tỏ ra "tròn vai" trên chiến trường.Trước đó, quân đội Nga từng lên kế hoạch trang bị 2300 xe tăng chủ lực T-14 trong thời gian từ năm 2015 tới năm 2020, tuy nhiên kế hoạch này đã không thành công, do thiếu kinh phí.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đang diễn ra hết sức ác liệt. Với nhiều loại vũ khí chống tăng do phương Tây hỗ trợ, Ukraine đã hạ gục gần như mọi loại xe tăng Nga đưa tới đây.
Việc các loại xe tăng chủ lực hiện đại lần lượt bị hạ gục bằng các lối tác chiến phi đối xứng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện tại, hay trong xung đột Azerbaijan - Armenia trước đây, khiến nhiều người nghi ngờ về sức mạnh của thứ vũ khí hơn 100 năm tuổi này.
Thực tế, các loại xe tăng ngày nay dù có hệ thống phòng vệ cực kỳ hiện đại, nhưng vẫn khó có thể tránh khỏi số phận thảm khốc, khi phải đối đầu với những loại vũ khí chống tăng có giá rẻ hơn nhiều lần.
Trước tình trạng thiệt hại của lực lượng tăng thiết giáp Nga ở Ukraine hiện tại, truyền thông Nga cũng như truyền thông phương Tây, đều mong chờ sự xuất hiện của T-14 Armata.
Được coi là xe tăng chủ lực thế hệ mới, T-14 Armata có thiết kế khác hoàn toàn so với "lối mòn" thiết kế xe tăng - vốn đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Cụ thể, thay vì để kíp chiến đấu ngồi bên trong tháp pháo và trong thân xe, T-14 Armata cho toàn bộ ba người điều khiển ngồi bên trong một cái kén, làm bằng kim loại đặc biệt và đặt bên trong thân xe.
Điều này giúp kíp lái được bảo vệ an toàn trong trường hợp xe tăng bị tấn công, toàn bộ tháp pháo được điều khiển tự động, ngay cả trong trường hợp đạn dự phòng trên xe bị nổ, kíp lái vẫn có thể an toàn.
Tuy nhiên, theo thông tin được tờ Pravda của Nga đăng tải hồi năm ngoái, hiện tại lực lượng xe tăng chủ lực T-14 Armata của nước này, vẫn còn khá khiêm tốn, việc sản xuất hàng loạt vẫn chưa được tiến hành một cách chỉnh chu.
Việc số lượng xe tăng T-14 Armata hiện có là không nhiều, kèm theo đó là thiết kế của nó chưa được hoàn thiện, khiến Moscow khó lòng có thể mang loại xe tăng này tới Ukraine.
T-14 Armata vẫn được trang bị khẩu pháo cỡ nòng 125mm giống mọi loại xe tăng chủ lực khác của Nga ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên giống như nhiều phiên bản xe tăng chủ lực của Liên Xô từng "chết yểu" trong quá khứ, T-14 có một điểm yếu chí tử.
Điểm yếu của loại xe tăng này đó là có giá thành sản xuất quá lớn, ước tính lên tới 3,7 triệu USD cho mỗi chiếc. Đây là mức giá quá cao để quân đội Nga đẩy nhanh trang bị ở số lượng lớn, nhất là khi các phiên bản T-72 cải tiến hay T-90 có giá bằng một nửa, vẫn tỏ ra "tròn vai" trên chiến trường.
Trước đó, quân đội Nga từng lên kế hoạch trang bị 2300 xe tăng chủ lực T-14 trong thời gian từ năm 2015 tới năm 2020, tuy nhiên kế hoạch này đã không thành công, do thiếu kinh phí.