Dữ liệu báo cáo cho thấy, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2019 là 1,19 nghìn tỷ Nhân dân tệ (CNY), năm 2020 là 1,26 nghìn tỷ CNY (tương đương 176,8 tỷ USD), tăng 6,6% so với năm 2019. Đây là mức tăng ngân sách quốc phòng thuộc loại lớn nhất trên thế giới, trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới bị suy thoái nặng bởi đại dich COVID-19 .Sự gia tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc, được giới chức lãnh đạo quân đội nước lý giải là "bình thường", do khởi điểm chi tiêu quân sự của Trung Quốc là thấp, nên khiến các quốc gia khác thấy là lớn; nhưng thực tế chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đang "giảm" trong những năm gần đây, từ 8,1% năm 2018, xuống mức 7,5% trong năm 2019 và chỉ 6,6% trong năm nay.Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tập trung vào việc hiện đại hóa vũ khí, huấn luyện và bảo trì vũ khí, trang bị; trả lương cho binh lính; trong số đó, số tiền dùng cho việc hiện đại hóa vũ khí trang bị và huấn luyện chiếm phần lớn trong quân đội Trung Quốc; điều này sẽ tạo ra nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực và trên thế giới.Theo lý giải của Trung Quốc, hiện nay quân đội nước này vẫn còn trang bị nhiều xe tăng Type 59 (phiên bản sao chép T-54 của Liên Xô), đang cần khẩn cấp thay thế. Giá xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99 là 23 triệu CYN, và Type 96 là 15 triệu CYN. Nếu Quân đội Trung Quốc muốn thay thế hoàn toàn số xe tăng Type-59 sẽ mất khoảng 20 tỷ CYN.Một trong những lĩnh vực mà Trung Quốc tập trung đầu tư trong những năm qua, điều này cũng gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực đó là lĩnh vực hải quân. Hiện tại Trung Quốc có hai tàu sân bay, cùng các tàu khu trục lớn như 052D, tạo thành biên đội tàu sân bay như mô hình của Mỹ.Theo báo giá của Hải quân Trung Quốc, giá một tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 là 3 tỷ CYN, một tàu khu trục tên lửa Type 052 thường là 4 tỷ CYN, và một tàu ngầm hạt nhân tấn công là 5 tỷ CYN. Máy bay chiến đấu J-15 dùng trên tàu sân bay là 400 triệu CYN. Do đó, hải quân Trung Quốc là nơi tiêu nhiều tiền ngân sách quốc phòng nhất của Trung Quốc.Không quân cũng là nơi tiêu tốn nhiều tiền ngân sách quốc phòng của Trung Quốc; giá của một máy bay chiến đấu J-20 là 700-800 triệu CYN, và để trang bị một phi đội J-20 hoàn chỉnh cũng mất đến 20 tỷ CYN. Ngoài ra chi phí nhiên liệu, vũ khí, phụ tùng và chi phí huấn luyện cho cho các phi đội không quân này thậm chí còn lớn hơn.Số ngân sách còn lại của Trung Quốc để trả lương cho 2 triệu binh sĩ và tăng lương cho binh sĩ cũng là những khoản mục quan trọng trong chi tiêu quân sự. Trung Quốc đang cố gắng tăng lương cho binh lính để có thu nhập bằng hoặc vượt so với mức thu nhập chung của Trung Quốc, nhằm thu hút nhân lực có trình độ cao vào quân đội nước này.Lý giải về việc tăng ngân sách quốc phòng thường xuyên, Trung Quốc cho rằng việc quân đội Mỹ thường xuyên "khiêu khích" tại eo biển Đài Loan; tình hình ở Biển Đông "bầu không khí ngày càng căng thẳng", khiến Trung Quốc buộc phải tăng ngân sách quốc phòng để "tăng cường an ninh khu vực".Trung Quốc cũng tố Mỹ, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 , nhưng Mỹ không nới lỏng sự hiện diện quân sự xung quanh Trung Quốc. Ngoài việc thường xuyên hiện diện tại khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông, Hải quân Mỹ gần đây đã tăng tần suất máy bay quân sự tiếp cận và trinh sát quanh Trung Quốc, đôi khi đạt tới 2-3 lần một ngày.Do vậy để sẵn sàng đối phó với "tình hình phức tạp", Trung Quốc "bắt buộc" tăng cường vũ khí phòng thủ và tiến công tại các khu vực trên, bao gồm các hệ thống radar tiên tiến, tàu chiến, máy bay chiến đấu và các thiết bị khác được sử dụng trên các đảo chiếm đóng trái phép; gây lo ngại và sự phản đối của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Ảnh: Sơ đồ bố trí quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông tháng 4/2020.Sau cuộc bầu cử lại tại Đài Loan, bà Thái Anh Văn, một nhân vật có chủ trương tuyên bố độc lập, khiến tình hình vốn đã căng thẳng ở eo biển Đài Loan tiếp tục tăng; vì vậy, việc tăng cường khả năng "răn đe" với những mưu đồ đòi độc lập của Đài Loan chắc chắn sẽ có tác động quan trọng đến chi tiêu quân sự của Trung Quốc. Ảnh: Bà Thái Anh Văn (giữa) sẽ tiếp tục lãnh đạo Đài Loan thêm một nhiệm kỳ nữa. Video Nga ngăn chặn Trung Quốc "nhái" hệ thống vũ khí? - Nguồn: QPVN
Dữ liệu báo cáo cho thấy, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2019 là 1,19 nghìn tỷ Nhân dân tệ (CNY), năm 2020 là 1,26 nghìn tỷ CNY (tương đương 176,8 tỷ USD), tăng 6,6% so với năm 2019. Đây là mức tăng ngân sách quốc phòng thuộc loại lớn nhất trên thế giới, trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới bị suy thoái nặng bởi đại dich COVID-19 .
Sự gia tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc, được giới chức lãnh đạo quân đội nước lý giải là "bình thường", do khởi điểm chi tiêu quân sự của Trung Quốc là thấp, nên khiến các quốc gia khác thấy là lớn; nhưng thực tế chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đang "giảm" trong những năm gần đây, từ 8,1% năm 2018, xuống mức 7,5% trong năm 2019 và chỉ 6,6% trong năm nay.
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tập trung vào việc hiện đại hóa vũ khí, huấn luyện và bảo trì vũ khí, trang bị; trả lương cho binh lính; trong số đó, số tiền dùng cho việc hiện đại hóa vũ khí trang bị và huấn luyện chiếm phần lớn trong quân đội Trung Quốc; điều này sẽ tạo ra nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực và trên thế giới.
Theo lý giải của Trung Quốc, hiện nay quân đội nước này vẫn còn trang bị nhiều xe tăng Type 59 (phiên bản sao chép T-54 của Liên Xô), đang cần khẩn cấp thay thế. Giá xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99 là 23 triệu CYN, và Type 96 là 15 triệu CYN. Nếu Quân đội Trung Quốc muốn thay thế hoàn toàn số xe tăng Type-59 sẽ mất khoảng 20 tỷ CYN.
Một trong những lĩnh vực mà Trung Quốc tập trung đầu tư trong những năm qua, điều này cũng gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực đó là lĩnh vực hải quân. Hiện tại Trung Quốc có hai tàu sân bay, cùng các tàu khu trục lớn như 052D, tạo thành biên đội tàu sân bay như mô hình của Mỹ.
Theo báo giá của Hải quân Trung Quốc, giá một tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Type 056 là 3 tỷ CYN, một tàu khu trục tên lửa Type 052 thường là 4 tỷ CYN, và một tàu ngầm hạt nhân tấn công là 5 tỷ CYN. Máy bay chiến đấu J-15 dùng trên tàu sân bay là 400 triệu CYN. Do đó, hải quân Trung Quốc là nơi tiêu nhiều tiền ngân sách quốc phòng nhất của Trung Quốc.
Không quân cũng là nơi tiêu tốn nhiều tiền ngân sách quốc phòng của Trung Quốc; giá của một máy bay chiến đấu J-20 là 700-800 triệu CYN, và để trang bị một phi đội J-20 hoàn chỉnh cũng mất đến 20 tỷ CYN. Ngoài ra chi phí nhiên liệu, vũ khí, phụ tùng và chi phí huấn luyện cho cho các phi đội không quân này thậm chí còn lớn hơn.
Số ngân sách còn lại của Trung Quốc để trả lương cho 2 triệu binh sĩ và tăng lương cho binh sĩ cũng là những khoản mục quan trọng trong chi tiêu quân sự. Trung Quốc đang cố gắng tăng lương cho binh lính để có thu nhập bằng hoặc vượt so với mức thu nhập chung của Trung Quốc, nhằm thu hút nhân lực có trình độ cao vào quân đội nước này.
Lý giải về việc tăng ngân sách quốc phòng thường xuyên, Trung Quốc cho rằng việc quân đội Mỹ thường xuyên "khiêu khích" tại eo biển Đài Loan; tình hình ở Biển Đông "bầu không khí ngày càng căng thẳng", khiến Trung Quốc buộc phải tăng ngân sách quốc phòng để "tăng cường an ninh khu vực".
Trung Quốc cũng tố Mỹ, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 , nhưng Mỹ không nới lỏng sự hiện diện quân sự xung quanh Trung Quốc. Ngoài việc thường xuyên hiện diện tại khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông, Hải quân Mỹ gần đây đã tăng tần suất máy bay quân sự tiếp cận và trinh sát quanh Trung Quốc, đôi khi đạt tới 2-3 lần một ngày.
Do vậy để sẵn sàng đối phó với "tình hình phức tạp", Trung Quốc "bắt buộc" tăng cường vũ khí phòng thủ và tiến công tại các khu vực trên, bao gồm các hệ thống radar tiên tiến, tàu chiến, máy bay chiến đấu và các thiết bị khác được sử dụng trên các đảo chiếm đóng trái phép; gây lo ngại và sự phản đối của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Ảnh: Sơ đồ bố trí quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông tháng 4/2020.
Sau cuộc bầu cử lại tại Đài Loan, bà Thái Anh Văn, một nhân vật có chủ trương tuyên bố độc lập, khiến tình hình vốn đã căng thẳng ở eo biển Đài Loan tiếp tục tăng; vì vậy, việc tăng cường khả năng "răn đe" với những mưu đồ đòi độc lập của Đài Loan chắc chắn sẽ có tác động quan trọng đến chi tiêu quân sự của Trung Quốc. Ảnh: Bà Thái Anh Văn (giữa) sẽ tiếp tục lãnh đạo Đài Loan thêm một nhiệm kỳ nữa.
Video Nga ngăn chặn Trung Quốc "nhái" hệ thống vũ khí? - Nguồn: QPVN