Pháo kéo M46 cỡ nòng 130mm hiện được coi là khẩu pháo nòng xoắn uy lực bậc nhât của quân đội Việt Nam, tuy nhiên khẩu pháo này cũng có khá nhiều nhược điểm.Một trong những nhược điểm chí tử của nó là độ cơ động không cao và không thể xoay nòng 360 độ sau khi cố định chân pháo.Cụ thể, trọng lượng của khẩu pháo nòng xoắn M46 chưa kể đạn lên tới 7,7 tấn, sau khi cố định càng pháo nòng pháo chỉ có thể xoay được 50 độ. Nếu mục tiêu nằm ngoài 50 độ này, càng pháo sẽ phải được nhấc ra và cố định lại.Trong môi trường tác chiến tốc độ cao với khả năng đối phương sử dụng công nghệ cao để phản pháo trong thời gian ngắn, độ cơ động thấp của pháo M46 có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng trên chiến trường.Tuy nhiên, cũng chính từ nhược điểm cơ động quá kém của khẩu M46, quân đội Ấn Độ đã có giải pháp để biến khẩu pháo này thành pháo tự hành.Cụ thể, phía Ấn Độ sử dụng khung gầm của xe tăng Arjun Mk1 do nước này tự phát triển để gắn thay càng pháo M46. Toàn bộ cơ cấu hoả lực, ngắm bắn của pháo đều được giữ nguyên. Nguồn ảnh: Military.Điều này đồng nghĩa với việc trên chiến trường, pháo M46 130mm có thể xoay sở, di chuyển và khai hoả bất cứ khi nào có lệnh mà không cần tốn quá nhiều thời gian để triển khai. Nguồn ảnh: Military.Nòng pháo của M46 khi gắn lên khung gầm xe tăng theo phương án này sẽ chỉ còn khả năng xoay ở góc tối đa 25 độ - nghĩa là bằng một nửa so với khi sử dụng càng pháo. Nguồn ảnh: Military.Tuy nhiên với khung gầm cơ động, toàn bộ cơ cấu pháo sẽ xoay sở dễ dàng và nhanh chóng khi mục tiêu nằm ngoài tầm xoay của nòng pháo. Nguồn ảnh: Military.Sau khi khai hoả, khẩu pháo tự hành này cũng sẽ nhanh chóng rời bỏ khỏi trận địa để tránh bị phản pháo - hiệu quả và đỡ tốn sức chiến đấu của kíp vận hành. Nguồn ảnh: Military.Gần đây, Việt Nam đã bắt đầu hiện đại hoá các loại pháo 105mm trên xe tải bánh lốp để biến thành pháo tự hành. Trong tương lai, không ngoại trừ khả năng M46 "tự hành" cũng sẽ là mục tiêu của chúng ta. Nguồn ảnh: Military.Mời độc giả xem Video: Pháo M46 khai hoả "kinh thiên động địa".
Pháo kéo M46 cỡ nòng 130mm hiện được coi là khẩu pháo nòng xoắn uy lực bậc nhât của quân đội Việt Nam, tuy nhiên khẩu pháo này cũng có khá nhiều nhược điểm.
Một trong những nhược điểm chí tử của nó là độ cơ động không cao và không thể xoay nòng 360 độ sau khi cố định chân pháo.
Cụ thể, trọng lượng của khẩu pháo nòng xoắn M46 chưa kể đạn lên tới 7,7 tấn, sau khi cố định càng pháo nòng pháo chỉ có thể xoay được 50 độ. Nếu mục tiêu nằm ngoài 50 độ này, càng pháo sẽ phải được nhấc ra và cố định lại.
Trong môi trường tác chiến tốc độ cao với khả năng đối phương sử dụng công nghệ cao để phản pháo trong thời gian ngắn, độ cơ động thấp của pháo M46 có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng trên chiến trường.
Tuy nhiên, cũng chính từ nhược điểm cơ động quá kém của khẩu M46, quân đội Ấn Độ đã có giải pháp để biến khẩu pháo này thành pháo tự hành.
Cụ thể, phía Ấn Độ sử dụng khung gầm của xe tăng Arjun Mk1 do nước này tự phát triển để gắn thay càng pháo M46. Toàn bộ cơ cấu hoả lực, ngắm bắn của pháo đều được giữ nguyên. Nguồn ảnh: Military.
Điều này đồng nghĩa với việc trên chiến trường, pháo M46 130mm có thể xoay sở, di chuyển và khai hoả bất cứ khi nào có lệnh mà không cần tốn quá nhiều thời gian để triển khai. Nguồn ảnh: Military.
Nòng pháo của M46 khi gắn lên khung gầm xe tăng theo phương án này sẽ chỉ còn khả năng xoay ở góc tối đa 25 độ - nghĩa là bằng một nửa so với khi sử dụng càng pháo. Nguồn ảnh: Military.
Tuy nhiên với khung gầm cơ động, toàn bộ cơ cấu pháo sẽ xoay sở dễ dàng và nhanh chóng khi mục tiêu nằm ngoài tầm xoay của nòng pháo. Nguồn ảnh: Military.
Sau khi khai hoả, khẩu pháo tự hành này cũng sẽ nhanh chóng rời bỏ khỏi trận địa để tránh bị phản pháo - hiệu quả và đỡ tốn sức chiến đấu của kíp vận hành. Nguồn ảnh: Military.
Gần đây, Việt Nam đã bắt đầu hiện đại hoá các loại pháo 105mm trên xe tải bánh lốp để biến thành pháo tự hành. Trong tương lai, không ngoại trừ khả năng M46 "tự hành" cũng sẽ là mục tiêu của chúng ta. Nguồn ảnh: Military.
Mời độc giả xem Video: Pháo M46 khai hoả "kinh thiên động địa".