Theo trang "Đánh giá quân sự" của Nga, giới chức quốc phòng của quân đội Việt Nam hy vọng sẽ gia tăng nghiêm túc sức mạnh tấn công của hạm đội bằng cách trang bị tên lửa chống hạm cho các tàu hộ tống ven biển trước đây. Tuy nhiên ý tưởng này chưa được triển khai trên diện rộng.Kể từ năm 1984, Hàn Quốc đã đưa vào vận hành các tàu hộ vệ săn ngầm ven biển lớp Pohang có lượng giãn nước đầy tải 1.220 tấn. Do đã phục vụ lâu năm, chúng dần dần được loại biên và xử lý, hoặc trao tặng các quốc gia khác.Do đó trong hai năm 2015 và 2017, Việt Nam đã nhận được hai tàu hộ tống Pohang thuộc phiên bản Flight III. Chúng nhận số hiệu mới là 18 và 20 với cấu hình vũ khí cơ bản, khi chỉ có pháo và các ống phóng ngư lôi hạng nhẹ.Lực lượng Hải quân Việt Nam đã quyết định gia tăng đáng kể sức chiến đấu của những chiếc chiến hạm săn ngầm này bằng cách trang bị cho chúng tên lửa hành trình chống hạm 3M24 Uran-E của Nga, những bức ảnh về cải tiến trên tàu đã được đăng tải rộng rãi trên báo chí địa phương.Tuy nhiên từ những bức ảnh được chụp hồi tháng 1, sau gần một năm thử nghiệm, bệ phóng loại KT-184 của những tên lửa chống hạm này đã được tháo dỡ khỏi tàu hộ tống số hiệu 20. Việc làm tương tự có lẽ cũng tiến hành trên tàu 18.Thực tế là các tàu chiến được Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam ban đầu không được thiết kế để mang tên lửa chống hạm."Trong mọi trường hợp, con tàu sẽ cần một hệ thống điều khiển hỏa lực thích hợp của Nga và một trạm dẫn đường thông qua radar dẫn bắn và trinh sát bề mặt. Tàu Pohang có lẽ quá khó để sửa đổi cho các hệ thống này", nhận định báo Nga cho biết.Bên cạnh việc tích hợp tên lửa chống hạm Uran-E trên tàu Pohang chưa diễn ra, tờ báo Nga còn thông tin rằng không có phàn nàn gì về tên lửa của Việt Nam. Vào năm 2020, các cơ sở địa phương bắt đầu sản xuất nguyên mẫu nội địa của Uran-E.Hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với tên gọi địa phương là VCM 01 đã được giới thiệuTuy nhiên theo đánh giá từ đa số các nhà phân tích, sẽ là phù hợp hơn khi tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Uran-E cho tàu tuần tra 400 tấn lớp Svetlyak hoặc TT-400TP, khi chúng đã có sẵn phương án thiết kế để bổ sung vũ khí nói trên.
Theo trang "Đánh giá quân sự" của Nga, giới chức quốc phòng của quân đội Việt Nam hy vọng sẽ gia tăng nghiêm túc sức mạnh tấn công của hạm đội bằng cách trang bị tên lửa chống hạm cho các tàu hộ tống ven biển trước đây. Tuy nhiên ý tưởng này chưa được triển khai trên diện rộng.
Kể từ năm 1984, Hàn Quốc đã đưa vào vận hành các tàu hộ vệ săn ngầm ven biển lớp Pohang có lượng giãn nước đầy tải 1.220 tấn. Do đã phục vụ lâu năm, chúng dần dần được loại biên và xử lý, hoặc trao tặng các quốc gia khác.
Do đó trong hai năm 2015 và 2017, Việt Nam đã nhận được hai tàu hộ tống Pohang thuộc phiên bản Flight III. Chúng nhận số hiệu mới là 18 và 20 với cấu hình vũ khí cơ bản, khi chỉ có pháo và các ống phóng ngư lôi hạng nhẹ.
Lực lượng Hải quân Việt Nam đã quyết định gia tăng đáng kể sức chiến đấu của những chiếc chiến hạm săn ngầm này bằng cách trang bị cho chúng tên lửa hành trình chống hạm 3M24 Uran-E của Nga, những bức ảnh về cải tiến trên tàu đã được đăng tải rộng rãi trên báo chí địa phương.
Tuy nhiên từ những bức ảnh được chụp hồi tháng 1, sau gần một năm thử nghiệm, bệ phóng loại KT-184 của những tên lửa chống hạm này đã được tháo dỡ khỏi tàu hộ tống số hiệu 20. Việc làm tương tự có lẽ cũng tiến hành trên tàu 18.
Thực tế là các tàu chiến được Hàn Quốc cung cấp cho Việt Nam ban đầu không được thiết kế để mang tên lửa chống hạm.
"Trong mọi trường hợp, con tàu sẽ cần một hệ thống điều khiển hỏa lực thích hợp của Nga và một trạm dẫn đường thông qua radar dẫn bắn và trinh sát bề mặt. Tàu Pohang có lẽ quá khó để sửa đổi cho các hệ thống này", nhận định báo Nga cho biết.
Bên cạnh việc tích hợp tên lửa chống hạm Uran-E trên tàu Pohang chưa diễn ra, tờ báo Nga còn thông tin rằng không có phàn nàn gì về tên lửa của Việt Nam. Vào năm 2020, các cơ sở địa phương bắt đầu sản xuất nguyên mẫu nội địa của Uran-E.
Hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với tên gọi địa phương là VCM 01 đã được giới thiệu
Tuy nhiên theo đánh giá từ đa số các nhà phân tích, sẽ là phù hợp hơn khi tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Uran-E cho tàu tuần tra 400 tấn lớp Svetlyak hoặc TT-400TP, khi chúng đã có sẵn phương án thiết kế để bổ sung vũ khí nói trên.