Vũ khí tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ có đáng sợ?

Google News

(Kiến Thức) - Vũ khí tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ có thể diệt mục tiêu ở mọi nơi trên thế giới trong vòng 1 giờ, nhưng đó liệu có phải là "cơn ác mộng".

Mới đây, hãng thông tấn RIA Novosti cho đăng tải một bài phân tích của tác giả Konstantin Bogdanov có tựa đề: “Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu” (Prompt Global Strike-PGS) của Mỹ liệu có phải là nỗi sợ hãi? Và làm cách nào để Nga có thể đối phó với một cuộc tấn công như vậy?
Bài phân tích cho rằng, khái niệm PGS của Mỹ là sử dụng một hệ thống chiến tranh phi hạt nhân có thể tấn công bằng tên lửa phi hạt nhân bất cứ một điểm nào trên thế giới trong vòng 1 giờ sau khi phát lệnh.
 Ban đầu, Mỹ định sử dụng tên lửa đạn đạo mang vũ khí thông thường chính xác cao để thực hiện cuộc tấn công nhanh trên toàn thế giới.
Từ đầu những năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã đề xuất trang bị đầu đạn thông thường cho các tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) Minuteman và tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident để tiêu diệt nhanh các căn cứ khủng bố, từ đó xuất hiện khái niệm PGS.
Nhưng đây được coi là một trong ý tưởng tồi nhất của chính quyền George W. Bush cho phép một hệ thống chiến tranh phi hạt nhân có thể tấn công bằng tên lửa phi hạt nhân bất cứ một điểm nào trên thế giới trong vòng 1 giờ sau khi phát lệnh. Thực chất các thành phần cấu thành “Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu” của Mỹ gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa thông thường được trang bị với độ chính xác cao và đầu đạn phi hạt nhân, hoặc các tên lửa hành trình chiến lược với vận tốc siêu thanh hay là vũ khí động lực (theo cách Mỹ ví von là “cây gậy quyền lực của Chúa”).
Vậy những quốc gia nào, đối tượng nào bị Mỹ liệt vào các mục tiêu của “Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu”. Bài phân tích chỉ ra rằng, có 3 đối tượng mục tiêu mà PGS hướng đến gồm: Một là các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động, các trung tâm chỉ huy và cơ sở hạt nhân; Hai là các cơ sở cách ly hoạt động quân sự. Ba là các cơ sở hạ tầng, căn cứ khủng bố.
 Tuy nhiên, việc dùng tên lửa đạn đạo tấn công nhanh được xem là ý tưởng "tồi" có thể dẫn đến đại chiến thế giới. Radar cảnh giới Nga dễ nhận tên lửa đạn đạo phi hạt nhân là vũ khí hạt nhân để khởi động cuộc đánh trả.
Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Iran được Mỹ cho là đang sở hữu các mục tiêu trên và hiển nhiên PGS đã liệt các quốc gia này vào mục tiêu cần tấn công chớp nhoáng. Bên cạnh đó, hiện Nga cũng có nhiều cơ sở cách ly hoạt động quân sự, cũng như các bệ phóng tên lửa di động, do đó Nga chắc chắn không nằm ngoài danh sách các mục tiêu của PGS.
Có thể coi khái niệm PGS là một trong ý tưởng tồi nhất Mỹ. Nó tồi vì một lý do đơn giản là đối với các hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Nga và Trung Quốc thì một tên lửa đường đạn mang đầu đạn thông thường được phóng đi có thể bị nhận dạng là một tên lửa đường đạn hạt nhân chiến lược và điều có có thể gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Việc phóng một tên lửa như vậy có thể kích động một đòn đánh trả quy mô lớn có sử dụng khu vực khí hạt nhân chiến lược.
 Người Mỹ đang nghiên cứu vũ khí tấn công nhanh toàn cầu khác, tuy nhiên nó không hẳn là thứ vũ khí đáng sợ với Nga - quốc gia sở hữu hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới.
Tuy nhiên, chính quyền George W. Bush đã tỉnh táo trì hoãn thực hiện kế hoạch này. Nhưng vào năm 2010, chính quyền Obama đã quay lại với chương trình này. Khái niệm PGS mới, được xem xét lại, trù tính chế tạo loại vũ khí có quỹ đạo bay khác với quỹ đạo của tên lửa đường đạn hạt nhân. Trù tính này phức tạp hơn về mặt kỹ thuật và thiết kế, tuy nhiên, nó lại giúp PGS linh hoạt và nhiều triển vọng hơn.
Bài phân tích cho rằng, cho dù ý tưởng của Mỹ là vậy, song Nga không lo sợ một cuộc tấn công như PGS. Hiện nay, các hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu của Nga S-300PMU-2 Favorit và S-400…có đủ khả năng tấn công và phá hủy mục tiêu di chuyển với tốc độ 2.800 đến 4.500 m/giây.
Tuy nhiên, bất luận thế nào, nếu Mỹ sử dụng PGS, nó sẽ kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới và có thể làm phức tạp việc duy trì sự ổn định chiến lược. Điều này chắc chắn Nga cần phải có những phản đối và bước đi đối phó.
Hoàng Nam

Bình luận(0)