Những đoàn tàu không số đã làm nên con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại, đã vận chuyển được 93% lượng hàng hóa vào Nam, đóng góp rất nhiều vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Tuy nhiên để có thể lập được chiến công hiển hách tới như vậy, lực lượng ta đã phải rất vất vả, công phu để có thể cải trang tàu không số vận tải, thành các loại tàu dân sự, để qua mắt Mỹ cũng như ngụy quân ở miền Nam Việt Nam.Chủ yếu, các tàu không số được cải dạng thành tàu đánh cá, tuy nhiên thiết kế của tàu có hai đáy, một đáy bên dưới để chứa vũ khí, phía trên để cất giữ cá biển và đá làm lạnh y như tàu cá thực thụ.Các "tàu cá" này được trang bị đủ mọi loại ngư cụ như thật, thậm chí còn mang theo rất nhiều sơn và cờ. Tại mỗi vùng biển, các tàu không số sẽ được sơn lại số hiệu khác, thậm chí mang cờ quốc tịch nước ngoài, cốt là để qua mắt đối phương.Việc cải trang tàu chở vũ khí thành tàu cá tưởng chừng như đã khó khăn, việc biến thủy thủ trên tàu thành ngư dân đích thực, còn khó khăn hơn gấp bội phần.Vào thời đó, những chiến sĩ được ta tuyển chọn để vận hành tàu không số, được lựa chọn rất gắt gao; phải đảm bảo thể lực tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, lý lịch trong sạch và có trình độ, kiến thức nền tảng để học thêm về ngành hàng hải.Tuy nhiên những người này, lại có vẻ bề ngoài không hề giống với một ngư dân, càng không biết gì về nghề đi biển. Vậy nên, họ đã phải trải qua một quá trình "tẩy trắng" kéo dài.Đầu tiên, những chiến sĩ tàu không số tương lai, sẽ phải học những nghề cơ bản nhất để phục vụ cho việc đánh bắt cá, họ cũng biết đan lưới, đánh cá như những người ngư dân đích thực.Về kiến thức đi biển, kiến thức không quá nhiều và chỉ cần một vài người trên tàu có khả năng đi biển tốt là đạt yêu cầu, tuy nhiên về bộ dạng, lời ăn tiếng nói thì cần rất nhiều thời gian để thay đổi, và đòi hỏi tất cả mọi người trên tàu đều phải đạt yêu cầu.Để cải trang thành một ngư dân miền Nam đích thực, những chiến sĩ của ta phải học từ cách ăn nói hào sảng, lớn tiếng như một người đi biển thực thụ, còn phải phơi nắng liên tục, để có làn da rám nắng.Sau khi có thể trở thành một ngư dân thực thụ cả về lời ăn tiếng nói, dáng đi cho tới vẻ bề ngoài, những chiến sĩ của ta mới bắt đầu được thực hiện chuyến đi biển đầu tiên. Quá trình "tẩy trắng" này, đôi khi có thể kéo dài cả năm trời.Với sự chuẩn bị công phu như vậy, không ngạc nhiên khi có tới 93% số lượng hàng hóa được ta vận chuyển trên tàu không số, có thể tới đích an toàn.So với đường Hồ Chí Minh trên bộ, mỗi chuyến đi của tàu không số sẽ mang được nhiều hàng hóa hơn, an toàn hơn, bí mật hơn mà tốn ít người, ít nhiên liệu và đặc biệt là thời gian ngắn hơn. Đây cũng là lý do, nhiều cán bộ cấp cao của ta đã sử dụng tuyến đường này, để có thể ra miền Bắc hoặc vào miền Nam một cách tương đối dễ dàng. Nguồn ảnh: VNP. Huyền thoại những con tàu không số làm nên kỳ tích trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân.
Những đoàn tàu không số đã làm nên con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại, đã vận chuyển được 93% lượng hàng hóa vào Nam, đóng góp rất nhiều vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên để có thể lập được chiến công hiển hách tới như vậy, lực lượng ta đã phải rất vất vả, công phu để có thể cải trang tàu không số vận tải, thành các loại tàu dân sự, để qua mắt Mỹ cũng như ngụy quân ở miền Nam Việt Nam.
Chủ yếu, các tàu không số được cải dạng thành tàu đánh cá, tuy nhiên thiết kế của tàu có hai đáy, một đáy bên dưới để chứa vũ khí, phía trên để cất giữ cá biển và đá làm lạnh y như tàu cá thực thụ.
Các "tàu cá" này được trang bị đủ mọi loại ngư cụ như thật, thậm chí còn mang theo rất nhiều sơn và cờ. Tại mỗi vùng biển, các tàu không số sẽ được sơn lại số hiệu khác, thậm chí mang cờ quốc tịch nước ngoài, cốt là để qua mắt đối phương.
Việc cải trang tàu chở vũ khí thành tàu cá tưởng chừng như đã khó khăn, việc biến thủy thủ trên tàu thành ngư dân đích thực, còn khó khăn hơn gấp bội phần.
Vào thời đó, những chiến sĩ được ta tuyển chọn để vận hành tàu không số, được lựa chọn rất gắt gao; phải đảm bảo thể lực tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, lý lịch trong sạch và có trình độ, kiến thức nền tảng để học thêm về ngành hàng hải.
Tuy nhiên những người này, lại có vẻ bề ngoài không hề giống với một ngư dân, càng không biết gì về nghề đi biển. Vậy nên, họ đã phải trải qua một quá trình "tẩy trắng" kéo dài.
Đầu tiên, những chiến sĩ tàu không số tương lai, sẽ phải học những nghề cơ bản nhất để phục vụ cho việc đánh bắt cá, họ cũng biết đan lưới, đánh cá như những người ngư dân đích thực.
Về kiến thức đi biển, kiến thức không quá nhiều và chỉ cần một vài người trên tàu có khả năng đi biển tốt là đạt yêu cầu, tuy nhiên về bộ dạng, lời ăn tiếng nói thì cần rất nhiều thời gian để thay đổi, và đòi hỏi tất cả mọi người trên tàu đều phải đạt yêu cầu.
Để cải trang thành một ngư dân miền Nam đích thực, những chiến sĩ của ta phải học từ cách ăn nói hào sảng, lớn tiếng như một người đi biển thực thụ, còn phải phơi nắng liên tục, để có làn da rám nắng.
Sau khi có thể trở thành một ngư dân thực thụ cả về lời ăn tiếng nói, dáng đi cho tới vẻ bề ngoài, những chiến sĩ của ta mới bắt đầu được thực hiện chuyến đi biển đầu tiên. Quá trình "tẩy trắng" này, đôi khi có thể kéo dài cả năm trời.
Với sự chuẩn bị công phu như vậy, không ngạc nhiên khi có tới 93% số lượng hàng hóa được ta vận chuyển trên tàu không số, có thể tới đích an toàn.
So với đường Hồ Chí Minh trên bộ, mỗi chuyến đi của tàu không số sẽ mang được nhiều hàng hóa hơn, an toàn hơn, bí mật hơn mà tốn ít người, ít nhiên liệu và đặc biệt là thời gian ngắn hơn. Đây cũng là lý do, nhiều cán bộ cấp cao của ta đã sử dụng tuyến đường này, để có thể ra miền Bắc hoặc vào miền Nam một cách tương đối dễ dàng. Nguồn ảnh: VNP.
Huyền thoại những con tàu không số làm nên kỳ tích trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân.