Trong trang bị Hải quân Đánh bộ Việt Nam, xe tăng bơi PT-76B là thành phần hết sức quan trọng. Với chiến dịch đánh chiếm đổ bộ đường biển, PT-76B “vừa là lá chắn, vừa là pháo đài” yểm trợ cho các lính thủy tiêu diệt ụ phòng thủ ven bờ của đối phương, tạo điều kiện chiếm giữ bờ biển.Mặc dù đến nay các xe tăng PT-76B vẫn hoạt động tốt và đảm bảo tính năng kỹ thuật trong chiến đấu. Tuy nhiên, ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, hỏa lực của PT-76B cũng như các tính năng cơ động, bảo vệ đã lạc hậu so với chiến tranh hiện đại. Chính vì vậy, sớm hay muộn Hải quân Đánh bộ Việt Nam cũng sẽ phải thay thế PT-76B bằng một loại tăng bơi khác? Vậy có những loại tăng bơi nào trên thế giới phù hợp để thay thế?Một trong những ứng cử viên hàng đầu thay thế xe tăng PT-76B trong Hải quân Đánh bộ Việt Nam là xe tăng bơi 2S25 Sprut-SD do công ty nhà máy Volgograd phát triển và mới đưa vào trang bị cho Quân đội Nga năm 2005.Mặc dù 2S25 Sprut-SD được phân hạng là pháo tự hành diệt tăng, tuy nhiên các tính năng của nó giống với một xe tăng bơi hơn. Thực tế, Volgograd cũng chỉ định 2S25 Sprut-SD cho vai trò chống tăng, tiêu diệt bộ binh, công phá công sự phòng ngự yểm trợ trong các chiến dịch đổ bộ đường không và đổ bộ đường biển. Nó có sức mạnh của một xe tăng chiến đấu chủ lực, tính cơ động và khả năng bơi lội của xe tăng bơi hoặc xe chiến đấu bộ binh. Volgograd cho biết, loại xe này không chỉ phù hợp cho lính dù mà có thể trang bị "vô tư" cho lục quân và hải quân đánh bộ.2S25 Sprut-SD nặng 18 tấn, dài 9,77m, thân xe được bọc hợp kim nhôm cùng vật liệu composite cho phép chống đạn pháo 23mm cách 500m. Với động cơ diesel 510 mã lực, 2S25 có thể đạt tốc độ tối đa tới 70km/h, tốc độ bơi nước tới 10km/h (tương đương PT-76B).Hỏa lực của nó đúng là của một xe tăng chủ lực, 2S25 trang bị khẩu pháo nòng trơn 125mm 2A75 Sprut có tầm bắn hiệu quả 2.000m với đạn xuyên giáp APFSDS, đến 5.000m với đạn tên lửa chống tăng 9M119 Svir và tới 12.200m với đạn nổ phá HE. Khẩu pháo này thừa sức chống lại các xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới. Đây thực sự là ứng viên sáng giá nhất với nhu cầu tăng bơi cho Hải quân Đánh bộ Việt Nam.Tuy không phải là xe tăng bơi, nhưng sức mạnh của xe chiến đấu bộ binh BMP-3 tương đương các xe tăng hạng nhẹ, xe tăng lội nước. Không ít quốc gia đã chọn BMP-3 cho hải quân, điển hình là Indonesia đã mua phiên bản BMP-3F trang bị cho thủy quân lục chiến. Đây cũng là một ứng viên sáng giá cho Hải quân Đánh bộ Việt Nam thay thế PT-76B.Phiên bản BMP-3F thiết kế đặc biệt cho hoạt động tác chiến trên biển, có thể bơi tốt trong điều kiện sóng gió biển cấp 3, khai hỏa một cách chính xác trong điều kiện sóng gió cấp 2. Với động cơ đẩy phản lực nước, tốc độ bơi của nó lên tới 10km/h.Thân xe và tháp pháo BMP-3 nói chung và BMP-3F nói riêng được trang bị giáp hợp kim nhôm độ bền cao có thể chống được đạn pháo 30mm bắn từ khoảng cách 200m. Ngoài ra, có thể bổ sung giáp phản ứng nổ Kaktus để chống các loại đạn chống tăng và thậm chí là trang bị cả hệ thống phòng vệ Shtora của T-90.Về hỏa lực, BMP-3 hiện là cỗ xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới với pháo 2A70 100mm sơ tốc cao có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng (tầm bắn lên tới 4.000-6.000m) cùng khẩu pháo kẹp nòng 30mm 2A72 có thể bắn thủng giáp tăng hạng nhẹ.Tuy ít có khả năng chúng ta sẽ quan tâm tới xe tăng bơi của Trung Quốc. Nhưng hãy cùng tìm hiểu hai loại xe tăng bơi mà Hải quân Trung Quốc trang bị cho Thủy quân lục chiến và cũng dùng để xuất khẩu. Trong ảnh là xe tăng bơi Type 63A.Type 63A là phiên bản nâng cấp từ xe tăng bơi Type 63 mà Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng có sử dụng (Trung Quốc viện trợ trong kháng chiến chống Mỹ). Type 63 còn được QĐND Việt Nam gọi với cái tên K63-85, sử dụng khung thân giống PT-76 nhưng trang bị tháp pháo hình quả trứng cùng pháo chính 85mm thiếu bộ ổn định.Type 63A được QĐ Trung Quốc đưa vào sử dụng năm 1987 là thiết kế cải tiến từ Type 63 nhưng chế tạo mới. Nó có trọng lượng khoảng 20 tấn, trang bị khẩu pháo 105mm rãnh xoắn thay vì pháo 85mm (có thể xuyên giáp dày 400mm với đạn APFSDS bắn từ cự ly đến 2km). Type 63A có khả năng bơi với tốc độ 28km/h, tầm hoạt động trên biển khoảng 120km, bơi cách bờ 5-7km.Hiện Trung Quốc cũng đang đưa vào sử dụng số lượng lớn xe tăng bơi ZTD-05 được sản xuất từ năm 2006. Nó được thiết kế trên cơ sở khung thân xe chiến đấu lội nước ZBD2000 nặng 26 tấn, có khả năng lội nước tốt, tốc độ trên đường bộ 65km/h.ZTD-05 trang bị khẩu pháo chính ổn định toàn phần 105mm có thể bắn được tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser và đạn APFSDS.
Trong trang bị Hải quân Đánh bộ Việt Nam, xe tăng bơi PT-76B là thành phần hết sức quan trọng. Với chiến dịch đánh chiếm đổ bộ đường biển, PT-76B “vừa là lá chắn, vừa là pháo đài” yểm trợ cho các lính thủy tiêu diệt ụ phòng thủ ven bờ của đối phương, tạo điều kiện chiếm giữ bờ biển.
Mặc dù đến nay các xe tăng PT-76B vẫn hoạt động tốt và đảm bảo tính năng kỹ thuật trong chiến đấu. Tuy nhiên, ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, hỏa lực của PT-76B cũng như các tính năng cơ động, bảo vệ đã lạc hậu so với chiến tranh hiện đại. Chính vì vậy, sớm hay muộn Hải quân Đánh bộ Việt Nam cũng sẽ phải thay thế PT-76B bằng một loại tăng bơi khác? Vậy có những loại tăng bơi nào trên thế giới phù hợp để thay thế?
Một trong những ứng cử viên hàng đầu thay thế xe tăng PT-76B trong Hải quân Đánh bộ Việt Nam là xe tăng bơi 2S25 Sprut-SD do công ty nhà máy Volgograd phát triển và mới đưa vào trang bị cho Quân đội Nga năm 2005.
Mặc dù 2S25 Sprut-SD được phân hạng là pháo tự hành diệt tăng, tuy nhiên các tính năng của nó giống với một xe tăng bơi hơn. Thực tế, Volgograd cũng chỉ định 2S25 Sprut-SD cho vai trò chống tăng, tiêu diệt bộ binh, công phá công sự phòng ngự yểm trợ trong các chiến dịch đổ bộ đường không và đổ bộ đường biển. Nó có sức mạnh của một xe tăng chiến đấu chủ lực, tính cơ động và khả năng bơi lội của xe tăng bơi hoặc xe chiến đấu bộ binh. Volgograd cho biết, loại xe này không chỉ phù hợp cho lính dù mà có thể trang bị "vô tư" cho lục quân và hải quân đánh bộ.
2S25 Sprut-SD nặng 18 tấn, dài 9,77m, thân xe được bọc hợp kim nhôm cùng vật liệu composite cho phép chống đạn pháo 23mm cách 500m. Với động cơ diesel 510 mã lực, 2S25 có thể đạt tốc độ tối đa tới 70km/h, tốc độ bơi nước tới 10km/h (tương đương PT-76B).
Hỏa lực của nó đúng là của một xe tăng chủ lực, 2S25 trang bị khẩu pháo nòng trơn 125mm 2A75 Sprut có tầm bắn hiệu quả 2.000m với đạn xuyên giáp APFSDS, đến 5.000m với đạn tên lửa chống tăng 9M119 Svir và tới 12.200m với đạn nổ phá HE. Khẩu pháo này thừa sức chống lại các xe tăng chủ lực hiện đại nhất thế giới. Đây thực sự là ứng viên sáng giá nhất với nhu cầu tăng bơi cho Hải quân Đánh bộ Việt Nam.
Tuy không phải là xe tăng bơi, nhưng sức mạnh của xe chiến đấu bộ binh BMP-3 tương đương các xe tăng hạng nhẹ, xe tăng lội nước. Không ít quốc gia đã chọn BMP-3 cho hải quân, điển hình là Indonesia đã mua phiên bản BMP-3F trang bị cho thủy quân lục chiến. Đây cũng là một ứng viên sáng giá cho Hải quân Đánh bộ Việt Nam thay thế PT-76B.
Phiên bản BMP-3F thiết kế đặc biệt cho hoạt động tác chiến trên biển, có thể bơi tốt trong điều kiện sóng gió biển cấp 3, khai hỏa một cách chính xác trong điều kiện sóng gió cấp 2. Với động cơ đẩy phản lực nước, tốc độ bơi của nó lên tới 10km/h.
Thân xe và tháp pháo BMP-3 nói chung và BMP-3F nói riêng được trang bị giáp hợp kim nhôm độ bền cao có thể chống được đạn pháo 30mm bắn từ khoảng cách 200m. Ngoài ra, có thể bổ sung giáp phản ứng nổ Kaktus để chống các loại đạn chống tăng và thậm chí là trang bị cả hệ thống phòng vệ Shtora của T-90.
Về hỏa lực, BMP-3 hiện là cỗ xe chiến đấu bộ binh mạnh nhất thế giới với pháo 2A70 100mm sơ tốc cao có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng (tầm bắn lên tới 4.000-6.000m) cùng khẩu pháo kẹp nòng 30mm 2A72 có thể bắn thủng giáp tăng hạng nhẹ.
Tuy ít có khả năng chúng ta sẽ quan tâm tới xe tăng bơi của Trung Quốc. Nhưng hãy cùng tìm hiểu hai loại xe tăng bơi mà Hải quân Trung Quốc trang bị cho Thủy quân lục chiến và cũng dùng để xuất khẩu. Trong ảnh là xe tăng bơi Type 63A.
Type 63A là phiên bản nâng cấp từ xe tăng bơi Type 63 mà Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng có sử dụng (Trung Quốc viện trợ trong kháng chiến chống Mỹ). Type 63 còn được QĐND Việt Nam gọi với cái tên K63-85, sử dụng khung thân giống PT-76 nhưng trang bị tháp pháo hình quả trứng cùng pháo chính 85mm thiếu bộ ổn định.
Type 63A được QĐ Trung Quốc đưa vào sử dụng năm 1987 là thiết kế cải tiến từ Type 63 nhưng chế tạo mới. Nó có trọng lượng khoảng 20 tấn, trang bị khẩu pháo 105mm rãnh xoắn thay vì pháo 85mm (có thể xuyên giáp dày 400mm với đạn APFSDS bắn từ cự ly đến 2km). Type 63A có khả năng bơi với tốc độ 28km/h, tầm hoạt động trên biển khoảng 120km, bơi cách bờ 5-7km.
Hiện Trung Quốc cũng đang đưa vào sử dụng số lượng lớn xe tăng bơi ZTD-05 được sản xuất từ năm 2006. Nó được thiết kế trên cơ sở khung thân xe chiến đấu lội nước ZBD2000 nặng 26 tấn, có khả năng lội nước tốt, tốc độ trên đường bộ 65km/h.
ZTD-05 trang bị khẩu pháo chính ổn định toàn phần 105mm có thể bắn được tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser và đạn APFSDS.