Giới phân tích quân sự trên thế giới vừa tỏ ra rất bất ngờ, với những hình ảnh được cho là sự xuất hiện của xe tăng chủ lực T-90 trên đất Myanmar.Theo đó, nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng đã cho rằng, Myanmar đã đưa được lô xe tăng chủ lực T-90S/SK đầu tiên về nước, để bổ sung sức mạnh cho lực lượng thiết giáp nước này.Phiên bản mà Myanmar lựa chọn được cho là xe tăng chủ lực T-90S/SK. Đây cũng chính là phiên bản xe tăng T-90 mà Việt Nam đã lựa chọn cho lực lượng tăng - thiết giáp.Nếu thông tin trên là chính xác, rất có khả năng Myanamr đã âm thầm đặt mua một lượng lớn xe tăng chủ lực T-90 từ Nga từ trước đó.Tuy nhiên, do tình hình chính trị xã hội của quốc gia này tỏ ra khá bất ổn trong thời gian vừa rồi, nên thông tin về việc đặt mua lô xe tăng chủ lực không được Myanmar tiết lộ.Xe tăng chủ lực T-90 được phát triển từ dòng xe tăng T-72B của Liên Xô trong quá khứ. Ban đầu, T-90 được đặt tên là T-72BU. Tuy nhiên sau đó, cái tên T-90 đã được lựa chọn để dễ quảng bá ra nước ngoài.Về cơ bản, đây được coi là loại xe tăng cực kỳ hiện đại trên thế giới ngày nay. Bản thân phiên bản T-90S/SK tới giờ, cũng đang được coi là mẫu xe tăng chủ lực mạnh bậc nhất khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.Thậm chí với những trang bị, nâng cấp cải tiến vượt bậc, phiên bản T-90S/SK còn được cho là có mức độ hiện đại "ăn đứt" mẫu xe tăng chủ lực T-90A đang được quân đội Nga sử dụng.Bản thân các phiên bản xe tăng T-90S/SK được Nga xuất khẩu ra thế giới, cũng có mức độ hiện đại khác nhau, với những cấu hình khác nhau tương đối lớn.Ví dụ như với phiên bản T-90S/SK của quân đội Iraq, được trang bị thêm giáp lồng ở phía động cơ xe, kèm theo đó là hệ thống điện phụ trợ APU để kíp chiến đấu sử dụng điều hòa.Ngoài ra, các phiên bản T-90S được Nga xuất khẩu ra thế giới, tùy từng quốc gia cũng sẽ được trang bị cặp đèn nhiễu OTShU-1-7. Ở nhiều quốc gia, cặp đèn nhiễu này không được sử dụng vì bị cho là không hiệu quả trước các loại tên lửa chống tăng hiện đại.Trong khi đó, phiên bản T-90SK, được nhà sản xuất quảng cáo là có trang thiết bị liên lạc hiện đại vượt trội, cho phép thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển lực lượng tăng thiết giáp hiệu quả, trên chiến trường rộng lớn.Cụ thể, cấu hình cơ bản của phiên bản T-90SK sẽ bao gồm hệ thống radio liên lạc R-168-100KBE HF, kèm theo đó là hệ thống định vị TNA-4-3 và kính ngắm PAB-2M.Với các trang bị này, các xe tăng T-90SK sẽ làm nhiệm vụ chỉ huy trên chiến trường, đảm bảo liên lạc và chuyển tiếp thông tin tới từng xe tăng chủ lực, cho phép hiệp đồng tác chiến hiệu quả.Hiện nay, xe tăng T-90 phiên bản T-90S và T-90SK đang được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Giới quan sát đánh giá, cũng sẽ không có gì là quá ngạc nhiên, nếu Myanmar đặt mua các xe tăng này từ Moscow, câu hỏi cần đặt ra ở đây là, Myanmar đã đặt tổng cộng bao nhiêu chiếc T-90? Nguồn ảnh: TH. Xe tăng chủ lực T-90 của Quân đội Việt Nam phô diễn sức mạnh của lá chắn chủ động Shtora. Nguồn: QPVN.
Giới phân tích quân sự trên thế giới vừa tỏ ra rất bất ngờ, với những hình ảnh được cho là sự xuất hiện của xe tăng chủ lực T-90 trên đất Myanmar.
Theo đó, nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng đã cho rằng, Myanmar đã đưa được lô xe tăng chủ lực T-90S/SK đầu tiên về nước, để bổ sung sức mạnh cho lực lượng thiết giáp nước này.
Phiên bản mà Myanmar lựa chọn được cho là xe tăng chủ lực T-90S/SK. Đây cũng chính là phiên bản xe tăng T-90 mà Việt Nam đã lựa chọn cho lực lượng tăng - thiết giáp.
Nếu thông tin trên là chính xác, rất có khả năng Myanamr đã âm thầm đặt mua một lượng lớn xe tăng chủ lực T-90 từ Nga từ trước đó.
Tuy nhiên, do tình hình chính trị xã hội của quốc gia này tỏ ra khá bất ổn trong thời gian vừa rồi, nên thông tin về việc đặt mua lô xe tăng chủ lực không được Myanmar tiết lộ.
Xe tăng chủ lực T-90 được phát triển từ dòng xe tăng T-72B của Liên Xô trong quá khứ. Ban đầu, T-90 được đặt tên là T-72BU. Tuy nhiên sau đó, cái tên T-90 đã được lựa chọn để dễ quảng bá ra nước ngoài.
Về cơ bản, đây được coi là loại xe tăng cực kỳ hiện đại trên thế giới ngày nay. Bản thân phiên bản T-90S/SK tới giờ, cũng đang được coi là mẫu xe tăng chủ lực mạnh bậc nhất khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Thậm chí với những trang bị, nâng cấp cải tiến vượt bậc, phiên bản T-90S/SK còn được cho là có mức độ hiện đại "ăn đứt" mẫu xe tăng chủ lực T-90A đang được quân đội Nga sử dụng.
Bản thân các phiên bản xe tăng T-90S/SK được Nga xuất khẩu ra thế giới, cũng có mức độ hiện đại khác nhau, với những cấu hình khác nhau tương đối lớn.
Ví dụ như với phiên bản T-90S/SK của quân đội Iraq, được trang bị thêm giáp lồng ở phía động cơ xe, kèm theo đó là hệ thống điện phụ trợ APU để kíp chiến đấu sử dụng điều hòa.
Ngoài ra, các phiên bản T-90S được Nga xuất khẩu ra thế giới, tùy từng quốc gia cũng sẽ được trang bị cặp đèn nhiễu OTShU-1-7. Ở nhiều quốc gia, cặp đèn nhiễu này không được sử dụng vì bị cho là không hiệu quả trước các loại tên lửa chống tăng hiện đại.
Trong khi đó, phiên bản T-90SK, được nhà sản xuất quảng cáo là có trang thiết bị liên lạc hiện đại vượt trội, cho phép thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển lực lượng tăng thiết giáp hiệu quả, trên chiến trường rộng lớn.
Cụ thể, cấu hình cơ bản của phiên bản T-90SK sẽ bao gồm hệ thống radio liên lạc R-168-100KBE HF, kèm theo đó là hệ thống định vị TNA-4-3 và kính ngắm PAB-2M.
Với các trang bị này, các xe tăng T-90SK sẽ làm nhiệm vụ chỉ huy trên chiến trường, đảm bảo liên lạc và chuyển tiếp thông tin tới từng xe tăng chủ lực, cho phép hiệp đồng tác chiến hiệu quả.
Hiện nay, xe tăng T-90 phiên bản T-90S và T-90SK đang được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, của ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Giới quan sát đánh giá, cũng sẽ không có gì là quá ngạc nhiên, nếu Myanmar đặt mua các xe tăng này từ Moscow, câu hỏi cần đặt ra ở đây là, Myanmar đã đặt tổng cộng bao nhiêu chiếc T-90? Nguồn ảnh: TH.
Xe tăng chủ lực T-90 của Quân đội Việt Nam phô diễn sức mạnh của lá chắn chủ động Shtora. Nguồn: QPVN.