Các chiến đấu cơ MiG-21 của Việt Nam trong quá khứ từng được trang bị khả năng cất cánh trên đường băng ngắn với hệ thống tên lửa trợ lực cực kỳ độc đáo. Nguồn ảnh: ForcesHiện nay, chiếc chiến đấu cơ MiG-21 của Không quân Việt Nam đang được trưng bày trong bảo tàng Phòng không - Không quân tại Hà Nội vẫn mang theo hệ thống trợ lực cất cánh bằng tên lửa này dưới bụng. Nguồn ảnh: Quora.Cận cảnh hệ thống trợ lực cất cánh trên chiếc chiến đấu cơ MiG-21 được Việt Nam sử dụng. Tới nay, toàn bộ hệ thống này vẫn đang được trưng bày tại bảo tàng. Nguồn ảnh: Dangkhoa.Trong cuốn sách "MiG-21 Units of the Vietnam War" của tác giả Istvan Toperczer xuất bản năm 2001 có đoạn cho biết, các tiêm kích MiG-21 được Không quân Việt Nam sử dụng hệ thống trợ lực cất cánh tên lửa SPRD-99 RATO do Liên Xô cung cấp. Nguồn ảnh: Dangkhoa.Cuốn sách cũng cho biết, tiêm kích MiG-21 của Việt Nam chỉ sử dụng hệ thống hỗ trợ cất cánh phản lực này trong thời gian đường băng chính của sân bay Nội Bài bị không quân Mỹ đánh phá hư hỏng nặng, đường băng phụ dù không quá hư hỏng nhưng cũng không đủ độ dài tối thiểu cho việc cất cánh thông thường. Nguồn ảnh: Defence.Không chỉ không quân Việt Nam, không quân nhiều nước khác trên thế giới cũng sử dụng hệ thống cất cánh trợ lực này để có thể triển khai tiêm kích với tốc độ nhanh nhất có thể. Nguồn ảnh: Defence.Khi sử dụng hệ thống trợ lực này, phi công sẽ bị ép chặt vào ghế và phải chịu lực tác động lớn hơn nhiều so với bình thường. Đó là chưa kể tới tuổi thọ của khung thân máy bay cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguồn ảnh: Defence.Thậm chí nhiều thử nghiệm từng được Mỹ và Liên Xô thực hiện trong quá khứ còn cho phép tiêm kích cất cánh từ giá phóng với đường băng cất cánh bằng 0. Tuy nhiên phương án này không mấy thiết thực trong đời thật. Nguồn ảnh: Defence.Cho tới tận ngày nay, kỹ thuật cất cánh bằng tên lửa trợ lực vẫn đang tiếp tục được không quân nhiều nước trên thế giới sử dụng để khắc phục vấn đề đường băng không đủ dài ở những nơi hẻo lánh, xa xôi. Nguồn ảnh: Defence.Một vận tải cơ của Hải quân Mỹ sử dụng kiểu cất cánh bằng phản lực hỗ trợ. Nguồn ảnh: Defence.Việc hỗ trợ giảm độ dài đường băng khi hạ cánh bằng tên lửa phản lực cũng đã từng được tính tới. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi phi công phải có kỹ thuật cực kỳ tốt nếu không muốn xảy ra tai nạn. Ảnh: Máy bay vận tải của Mỹ sử dụng hỗ trợ giảm tốc để hạ cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Defence. Những kỷ lục độc của MiG-21 Việt Nam trong quá khứ. Nguồn: QPVN.
Các chiến đấu cơ MiG-21 của Việt Nam trong quá khứ từng được trang bị khả năng cất cánh trên đường băng ngắn với hệ thống tên lửa trợ lực cực kỳ độc đáo. Nguồn ảnh: Forces
Hiện nay, chiếc chiến đấu cơ MiG-21 của Không quân Việt Nam đang được trưng bày trong bảo tàng Phòng không - Không quân tại Hà Nội vẫn mang theo hệ thống trợ lực cất cánh bằng tên lửa này dưới bụng. Nguồn ảnh: Quora.
Cận cảnh hệ thống trợ lực cất cánh trên chiếc chiến đấu cơ MiG-21 được Việt Nam sử dụng. Tới nay, toàn bộ hệ thống này vẫn đang được trưng bày tại bảo tàng. Nguồn ảnh: Dangkhoa.
Trong cuốn sách "MiG-21 Units of the Vietnam War" của tác giả Istvan Toperczer xuất bản năm 2001 có đoạn cho biết, các tiêm kích MiG-21 được Không quân Việt Nam sử dụng hệ thống trợ lực cất cánh tên lửa SPRD-99 RATO do Liên Xô cung cấp. Nguồn ảnh: Dangkhoa.
Cuốn sách cũng cho biết, tiêm kích MiG-21 của Việt Nam chỉ sử dụng hệ thống hỗ trợ cất cánh phản lực này trong thời gian đường băng chính của sân bay Nội Bài bị không quân Mỹ đánh phá hư hỏng nặng, đường băng phụ dù không quá hư hỏng nhưng cũng không đủ độ dài tối thiểu cho việc cất cánh thông thường. Nguồn ảnh: Defence.
Không chỉ không quân Việt Nam, không quân nhiều nước khác trên thế giới cũng sử dụng hệ thống cất cánh trợ lực này để có thể triển khai tiêm kích với tốc độ nhanh nhất có thể. Nguồn ảnh: Defence.
Khi sử dụng hệ thống trợ lực này, phi công sẽ bị ép chặt vào ghế và phải chịu lực tác động lớn hơn nhiều so với bình thường. Đó là chưa kể tới tuổi thọ của khung thân máy bay cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguồn ảnh: Defence.
Thậm chí nhiều thử nghiệm từng được Mỹ và Liên Xô thực hiện trong quá khứ còn cho phép tiêm kích cất cánh từ giá phóng với đường băng cất cánh bằng 0. Tuy nhiên phương án này không mấy thiết thực trong đời thật. Nguồn ảnh: Defence.
Cho tới tận ngày nay, kỹ thuật cất cánh bằng tên lửa trợ lực vẫn đang tiếp tục được không quân nhiều nước trên thế giới sử dụng để khắc phục vấn đề đường băng không đủ dài ở những nơi hẻo lánh, xa xôi. Nguồn ảnh: Defence.
Một vận tải cơ của Hải quân Mỹ sử dụng kiểu cất cánh bằng phản lực hỗ trợ. Nguồn ảnh: Defence.
Việc hỗ trợ giảm độ dài đường băng khi hạ cánh bằng tên lửa phản lực cũng đã từng được tính tới. Tuy nhiên kỹ thuật này đòi hỏi phi công phải có kỹ thuật cực kỳ tốt nếu không muốn xảy ra tai nạn. Ảnh: Máy bay vận tải của Mỹ sử dụng hỗ trợ giảm tốc để hạ cánh trên đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Defence.
Những kỷ lục độc của MiG-21 Việt Nam trong quá khứ. Nguồn: QPVN.