Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Việt Nam là quốc gia đồng minh thân cận của Liên Xô và khối các nước XHCN cùng với đó là quân đội ta sử dụng rất nhiều loại vũ khí có xuất sức Nga/Xô và các nước Đông Âu. Từ các lực lượng như bộ binh, pháo binh, tăng - thiết giáp cho tới hải quân, phòng không - không quân đều có sự phục vụ của các vũ khí Nga/Xô là nòng cốt. Có được một phần đó là nhờ chính sách viện trợ ưu đãi lớn của chính phủ Liên Xô dành cho chính phủ và quân đội Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết lớn giữa hai nước.Tuy nhiên bước vào thế kỷ XXI, nhằm mục tiêu nâng cấp và hiện đại hóa mạnh mẽ lực lượng vũ trang của mình, đồng thời đặt ra yêu cầu đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, trang bị quốc phòng Việt Nam đã bắt tay hợp tác với nhiều nền quốc phòng tiên tiến khác trên thế giới. Các quốc gia đó có thể kể đến như Hàn Quốc, Belarus, Ukraine,… và đặc biệt không thể không nhắc đến là đối tác cực kỳ quan trọng - Israel. Ảnh: Chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm Việt Nam diễu binh với súng trường Israel.Dấu ấn nổi bật đặc biệt chú trọng nhất giữa mối quan hệ quốc phòng Việt Nam - Israel đó chính là việc chuyển giao dây chuyền công nghệ sản xuất súng trường tấn công Galil Ace cho nhà máy Z-111 nhằm sản xuất đại trà để thay thế cho các loại súng bộ binh đã cũ có trong biên chế quân đội ta. Hợp đồng đã hoàn thành trong giai đoạn đầu những năm 2010 và cho đến năm 2015, khẩu Galil Ace đầu tiên đã được Việt Nam tự chế tạo thành công, đảm bảo thông số kỹ thuật tương đương với hàng nguyên bản. Ảnh: Chiến sĩ đặc công Việt Nam diễu binh với súng trường Galil Ace 32.Dựa trên công nghệ sản xuất Galil Ace, Việt Nam đã tự nâng cấp cải tiến, đưa ra những sửa đổi để phù hợp với đặc thù tác chiến riêng biệt của quân đội và cho ra mắt mẫu súng trường tấn công STV-380 cùng phiên bản carbin của nó là STV-215. Súng sử dụng một cơ cấu khóa an toàn kiểu AK và đưa tay kéo bệ khóa nòng sang bên phải thân súng, làm hộp khóa nòng kín và sửa đổi về ốp lót tay, còn lại cơ bản máy súng vẫn là thiết kế của Galil Ace. Ảnh: Súng STV-380 của nhà máy Z-111 Việt Nam chế tạo. STV-215/380 hiện đang được sản xuất đại trà số lượng lớn để sắp tới có thể thay thế các mẫu súng cũ đã qua sử dụng nhiều năm, đây chính là cuộc cách mạng về súng trường bộ binh lớn chưa từng có trong lịch sử phát triển quân đội ta, mở ra một bước tự chủ hoàn toàn về vũ khí trang bị cho người lính. Ngoài ra, dựa trên công nghệ Galil Ace, Việt Nam cũng cho ra đời thêm nhiều mẫu súng mới có thiết kế độc đáo như STV-410 hay STV-416, hiện các mẫu súng này đang trong quá trình thử nghiệm đánh giá tính năng. Ảnh: Dây chuyền sản xuất số lượng lớn súng STV-380. Một loại súng trường bộ binh vô cùng nổi tiếng khác của Israel hiện cũng đang được trang bị số lượng khá nhiều trong biên chế các lực lượng đặc biệt của quân đội Việt Nam đó là Tavor Tar-21. Súng ban đầu được nhập khẩu hạn chế để trang bị cho Hải quân đánh bộ tuy nhiên sau thời gian sử dụng, nhận thấy nhiều tính năng ưu việt của súng, ta quyết định nhập thêm các lô mới để trang bị cho lực lượng đặc công chống khủng bố cũng như một số lượng nhỏ trang bị cho lực lượng bán quân sự. Ảnh: Chiến sĩ Hải quân đánh bộ Việt Nam với súng Tar-21.Tar-21 được thiết kế và chế tạo bởi hãng IWI nổi tiếng của Israel, là một trong những mẫu súng trường tấn công được đánh giá là tốt nhất trên thế giới hiện nay. Súng sử dụng thiết kế kiểu Bullup (cò súng nằm phía trước hộp tiếp đạn) cho phép nó hình dáng cực kỳ gọn gàng nhưng vẫn đảm bảo độ dài nòng để duy trì uy lực. Đồng thời, Tar-21 sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO cực kỳ phù hợp với các nhiệm vụ đặc biệt cần độ chính xác cao, tốc độ bắn nhanh 750-950 phát/phút cùng với đó là được trang bị các ray Picatinny cho phép nó có thể mở rộng các loại phụ kiện hỗ trợ xạ thủ. Ảnh: Cận cảnh súng Tar-21 của đặc công Việt Nam.Về súng tiểu liên, hiện nay Việt Nam cũng đã tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ Israel để có thể tự sản xuất mẫu súng tiểu liên Micro Uzi với tên gọi TL-K12. Súng sử dụng cỡ đạn 9x19 Parabellum với tốc độ bắn cực kỳ ghê gớm, lên tới 1000 phát/phút, sử dụng hộp tiếp đạn 20 viên hoặc 25 viên. TL-K12 cũng có trọng lượng rất nhẹ, chỉ 2kg và thêm 0.5kg khi thêm một hộp tiếp đạn 25 viên, chiều dài 520mm khi mở báng và 282mm khi gấp báng, cực kỳ gọn gàng cho các nhiệm vụ tác chiến không gian hẹp trong tầm gần. Ảnh: Súng tiểu liên Micro Uzi của đặc công Việt Nam.Về súng ngắn, hiện nay nhà máy Z-111 cũng đang sản xuất mẫu súng ngắn Jericho 941 hiện đại theo công nghệ của Israel. Súng được thiết kế chế tạo trong giai đoạn 1990 và đang được trang bị số lượng cho lực lượng đặc công Việt Nam. Jericho 941 sử dụng cỡ đạn 9x19mm Parabellum đồng bộ với Micro Uzi. Tương lai đây sẽ là mẫu súng ngắn mới được trang bị để thay thế các loại cũ của Liên Xô và Trung Quốc đã qua thời gian dài sử dụng. Ảnh: Súng ngắn Jericho 941 của đặc công Việt Nam.Bên cạnh các loại súng, Việt Nam cũng đã nhập khẩu số lượng lớn các trang bị bảo hộ cá nhân dành cho chiến sĩ từ Israel. Tiêu biểu trong đó có thể nói đến đó là mẫu mũ chống đạn làm từ sợi tổng hợp Kevlar có thể chống đạn súng ngắn 9mm. Mũ hiện nay đang được trang bị nhiều cho lực lượng đặc công. Ảnh: Chiến sĩ đặc công huấn luyện với mũ chống đạn của Israel.Đặc công Việt Nam cũng đang trang bị các loại áo giáp chống đạn và balo thế hệ mới mang tên bộ trang bị Fusion nhập khẩu từ công ty Dolphin của Israel. Mẫu trang bị mới có đặc điểm là thiết kế hiện đại, có độ tùy biến cao và thoải mái với người chiến sĩ, phù hợp với thể trạng của người Việt, khả năng linh hoạt. Ảnh: Chiến sĩ đặc công mang mặc bộ trang bị Fusion và mũ chống đạn Kevlar nhập khẩu từ Israel (thứ tư từ trái sang).Hải quân đánh bộ Việt Nam bên cạnh mẫu súng trường Tar-21 cũng đang nhập khẩu số lượng lớn các loại áo giáp mang tấm chống đạn và áo mang trang bị Ciras từ Israel. Đây là các trang bị nằm trong bộ quân phục dã chiến kiểu mới của chiến sĩ Hải quân đánh bộ Việt Nam hiện đại hóa. Các loại áo nói trên có độ bền cao, khả năng bảo vệ hiệu quả, đáng tin cậy và có tính tùy biến cực kỳ tốt. Ảnh: Chiến sĩ hải quân đánh bộ với áo mang trang bị Ciras. Video Khám phá sức mạnh súng Tar-21 hiện đại của Israel - Nguồn: QPVN
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Việt Nam là quốc gia đồng minh thân cận của Liên Xô và khối các nước XHCN cùng với đó là quân đội ta sử dụng rất nhiều loại vũ khí có xuất sức Nga/Xô và các nước Đông Âu. Từ các lực lượng như bộ binh, pháo binh, tăng - thiết giáp cho tới hải quân, phòng không - không quân đều có sự phục vụ của các vũ khí Nga/Xô là nòng cốt. Có được một phần đó là nhờ chính sách viện trợ ưu đãi lớn của chính phủ Liên Xô dành cho chính phủ và quân đội Việt Nam, nâng cao tinh thần đoàn kết lớn giữa hai nước.
Tuy nhiên bước vào thế kỷ XXI, nhằm mục tiêu nâng cấp và hiện đại hóa mạnh mẽ lực lượng vũ trang của mình, đồng thời đặt ra yêu cầu đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, trang bị quốc phòng Việt Nam đã bắt tay hợp tác với nhiều nền quốc phòng tiên tiến khác trên thế giới. Các quốc gia đó có thể kể đến như Hàn Quốc, Belarus, Ukraine,… và đặc biệt không thể không nhắc đến là đối tác cực kỳ quan trọng - Israel. Ảnh: Chiến sĩ trinh sát đặc nhiệm Việt Nam diễu binh với súng trường Israel.
Dấu ấn nổi bật đặc biệt chú trọng nhất giữa mối quan hệ quốc phòng Việt Nam - Israel đó chính là việc chuyển giao dây chuyền công nghệ sản xuất súng trường tấn công Galil Ace cho nhà máy Z-111 nhằm sản xuất đại trà để thay thế cho các loại súng bộ binh đã cũ có trong biên chế quân đội ta. Hợp đồng đã hoàn thành trong giai đoạn đầu những năm 2010 và cho đến năm 2015, khẩu Galil Ace đầu tiên đã được Việt Nam tự chế tạo thành công, đảm bảo thông số kỹ thuật tương đương với hàng nguyên bản. Ảnh: Chiến sĩ đặc công Việt Nam diễu binh với súng trường Galil Ace 32.
Dựa trên công nghệ sản xuất Galil Ace, Việt Nam đã tự nâng cấp cải tiến, đưa ra những sửa đổi để phù hợp với đặc thù tác chiến riêng biệt của quân đội và cho ra mắt mẫu súng trường tấn công STV-380 cùng phiên bản carbin của nó là STV-215. Súng sử dụng một cơ cấu khóa an toàn kiểu AK và đưa tay kéo bệ khóa nòng sang bên phải thân súng, làm hộp khóa nòng kín và sửa đổi về ốp lót tay, còn lại cơ bản máy súng vẫn là thiết kế của Galil Ace. Ảnh: Súng STV-380 của nhà máy Z-111 Việt Nam chế tạo.
STV-215/380 hiện đang được sản xuất đại trà số lượng lớn để sắp tới có thể thay thế các mẫu súng cũ đã qua sử dụng nhiều năm, đây chính là cuộc cách mạng về súng trường bộ binh lớn chưa từng có trong lịch sử phát triển quân đội ta, mở ra một bước tự chủ hoàn toàn về vũ khí trang bị cho người lính. Ngoài ra, dựa trên công nghệ Galil Ace, Việt Nam cũng cho ra đời thêm nhiều mẫu súng mới có thiết kế độc đáo như STV-410 hay STV-416, hiện các mẫu súng này đang trong quá trình thử nghiệm đánh giá tính năng. Ảnh: Dây chuyền sản xuất số lượng lớn súng STV-380.
Một loại súng trường bộ binh vô cùng nổi tiếng khác của Israel hiện cũng đang được trang bị số lượng khá nhiều trong biên chế các lực lượng đặc biệt của quân đội Việt Nam đó là Tavor Tar-21. Súng ban đầu được nhập khẩu hạn chế để trang bị cho Hải quân đánh bộ tuy nhiên sau thời gian sử dụng, nhận thấy nhiều tính năng ưu việt của súng, ta quyết định nhập thêm các lô mới để trang bị cho lực lượng đặc công chống khủng bố cũng như một số lượng nhỏ trang bị cho lực lượng bán quân sự. Ảnh: Chiến sĩ Hải quân đánh bộ Việt Nam với súng Tar-21.
Tar-21 được thiết kế và chế tạo bởi hãng IWI nổi tiếng của Israel, là một trong những mẫu súng trường tấn công được đánh giá là tốt nhất trên thế giới hiện nay. Súng sử dụng thiết kế kiểu Bullup (cò súng nằm phía trước hộp tiếp đạn) cho phép nó hình dáng cực kỳ gọn gàng nhưng vẫn đảm bảo độ dài nòng để duy trì uy lực. Đồng thời, Tar-21 sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO cực kỳ phù hợp với các nhiệm vụ đặc biệt cần độ chính xác cao, tốc độ bắn nhanh 750-950 phát/phút cùng với đó là được trang bị các ray Picatinny cho phép nó có thể mở rộng các loại phụ kiện hỗ trợ xạ thủ. Ảnh: Cận cảnh súng Tar-21 của đặc công Việt Nam.
Về súng tiểu liên, hiện nay Việt Nam cũng đã tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ Israel để có thể tự sản xuất mẫu súng tiểu liên Micro Uzi với tên gọi TL-K12. Súng sử dụng cỡ đạn 9x19 Parabellum với tốc độ bắn cực kỳ ghê gớm, lên tới 1000 phát/phút, sử dụng hộp tiếp đạn 20 viên hoặc 25 viên. TL-K12 cũng có trọng lượng rất nhẹ, chỉ 2kg và thêm 0.5kg khi thêm một hộp tiếp đạn 25 viên, chiều dài 520mm khi mở báng và 282mm khi gấp báng, cực kỳ gọn gàng cho các nhiệm vụ tác chiến không gian hẹp trong tầm gần. Ảnh: Súng tiểu liên Micro Uzi của đặc công Việt Nam.
Về súng ngắn, hiện nay nhà máy Z-111 cũng đang sản xuất mẫu súng ngắn Jericho 941 hiện đại theo công nghệ của Israel. Súng được thiết kế chế tạo trong giai đoạn 1990 và đang được trang bị số lượng cho lực lượng đặc công Việt Nam. Jericho 941 sử dụng cỡ đạn 9x19mm Parabellum đồng bộ với Micro Uzi. Tương lai đây sẽ là mẫu súng ngắn mới được trang bị để thay thế các loại cũ của Liên Xô và Trung Quốc đã qua thời gian dài sử dụng. Ảnh: Súng ngắn Jericho 941 của đặc công Việt Nam.
Bên cạnh các loại súng, Việt Nam cũng đã nhập khẩu số lượng lớn các trang bị bảo hộ cá nhân dành cho chiến sĩ từ Israel. Tiêu biểu trong đó có thể nói đến đó là mẫu mũ chống đạn làm từ sợi tổng hợp Kevlar có thể chống đạn súng ngắn 9mm. Mũ hiện nay đang được trang bị nhiều cho lực lượng đặc công. Ảnh: Chiến sĩ đặc công huấn luyện với mũ chống đạn của Israel.
Đặc công Việt Nam cũng đang trang bị các loại áo giáp chống đạn và balo thế hệ mới mang tên bộ trang bị Fusion nhập khẩu từ công ty Dolphin của Israel. Mẫu trang bị mới có đặc điểm là thiết kế hiện đại, có độ tùy biến cao và thoải mái với người chiến sĩ, phù hợp với thể trạng của người Việt, khả năng linh hoạt. Ảnh: Chiến sĩ đặc công mang mặc bộ trang bị Fusion và mũ chống đạn Kevlar nhập khẩu từ Israel (thứ tư từ trái sang).
Hải quân đánh bộ Việt Nam bên cạnh mẫu súng trường Tar-21 cũng đang nhập khẩu số lượng lớn các loại áo giáp mang tấm chống đạn và áo mang trang bị Ciras từ Israel. Đây là các trang bị nằm trong bộ quân phục dã chiến kiểu mới của chiến sĩ Hải quân đánh bộ Việt Nam hiện đại hóa. Các loại áo nói trên có độ bền cao, khả năng bảo vệ hiệu quả, đáng tin cậy và có tính tùy biến cực kỳ tốt. Ảnh: Chiến sĩ hải quân đánh bộ với áo mang trang bị Ciras.
Video Khám phá sức mạnh súng Tar-21 hiện đại của Israel - Nguồn: QPVN