Vừa qua, 2 tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378 do Việt Nam chế tạo đã thực hiện thành công các cuộc bắn thử pháo, tên lửa – sự kiện này đánh dấu Việt Nam đạt bước tiến quan trọng trong chế tạo quân sự công nghệ cao, hiện đại. Trong ảnh là chiếc tàu tên lửa đầu tiên do “bàn tay tài hoa” của công nhân nhà máy Ba Son (TP HCM) chế tạo mang số hiệu HQ-377.
HQ-377 và HQ-378 là tàu tên lửa hiện đại, là 2 trong số 6 tàu thuộc Project 1241.8 Molniya do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng với Quân chủng Hải quân từ năm 2009. Toàn bộ quá trình chế tạo đều được các kỹ sư của Cục thiết kế biển trung tâm Almaz từ Saint Peteburg (Nga) và nhà máy đóng tàu Vympel giám sát về mặt kỹ thuật.
Theo đại diện nhà máy đóng tàu Vympel, Việt Nam dự định đóng tổng cộng 10 tàu tên lửa Molniya.
Trong ảnh là chuyên gia kỹ thuật người Nga đang kiểm tra bên trong tháp pháo AK-176.
Các công nhân, cán bộ kỹ thuật lắp cụm ống phóng tên lửa chống tàu Uran-E lên bệ phóng trên tàu tên lửa.
Kiểm tra kỹ thuật bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 CIWS (trên tàu có 2 bệ). Pháo này có tốc độ bắn lên tới 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4-5km, hữu hiệu trong tác chiến chống tên lửa hành trình.
Cận cảnh bên trong bệ pháo phòng không AK-630 6 nòng cỡ 30mm.
Bên trong phòng điều khiển hiện đại với các màn hình hiển thị thông số kỹ thuật, radar… của tàu tên lửa Molniya.
Trong ảnh là chuyên gia kỹ thuật Nga kiểm tra hệ thống điều khiển bên trong tàu.
Tàu Molniya trang bị hệ thống radar mạng pha 3 chiều Pozitiv-ME1 trinh sát mục tiêu trên không và trên biển. Radar có một số tính năng gồm: phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1km từ cự ly 110km; phát hiện tên lửa chống tàu có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay độ cao 15m ở cự ly 15km; theo dõi 15 mục tiêu đồng thời và khóa 3-5 mục tiêu cùng lúc.
Molnya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Kiểm tra bắn đạn thật pháo hạm AK-176M 76,2mm trên tàu tên lửa Molniya Việt Nam tự chế tạo. Pháo đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km, dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần có thể bắn mục tiêu trên không.
Đếm ngược “chín, tám, bảy…phóng” – thủy thủ điều khiển tên lửa trên tàu ấn nút phóng tên lửa hành trình Kh-35 Uran E.
Khoảnh khắc tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran E rời bệ phóng. Tàu tên lửa Project 12418 Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu cho phép đánh chìm những chiến hạm lớn hơn Molniya gấp nhiều lần.
Tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E đạt tầm phóng tới 130km, có thể đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn.
Vừa qua, 2 tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378 do Việt Nam chế tạo đã thực hiện thành công các cuộc bắn thử pháo, tên lửa – sự kiện này đánh dấu Việt Nam đạt bước tiến quan trọng trong chế tạo quân sự công nghệ cao, hiện đại. Trong ảnh là chiếc tàu tên lửa đầu tiên do “bàn tay tài hoa” của công nhân nhà máy Ba Son (TP HCM) chế tạo mang số hiệu HQ-377.
HQ-377 và HQ-378 là tàu tên lửa hiện đại, là 2 trong số 6 tàu thuộc Project 1241.8 Molniya do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng với Quân chủng Hải quân từ năm 2009. Toàn bộ quá trình chế tạo đều được các kỹ sư của Cục thiết kế biển trung tâm Almaz từ Saint Peteburg (Nga) và nhà máy đóng tàu Vympel giám sát về mặt kỹ thuật.
Theo đại diện nhà máy đóng tàu Vympel, Việt Nam dự định đóng tổng cộng 10 tàu tên lửa Molniya.
Trong ảnh là chuyên gia kỹ thuật người Nga đang kiểm tra bên trong tháp pháo AK-176.
Các công nhân, cán bộ kỹ thuật lắp cụm ống phóng tên lửa chống tàu Uran-E lên bệ phóng trên tàu tên lửa.
Kiểm tra kỹ thuật bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 CIWS (trên tàu có 2 bệ). Pháo này có tốc độ bắn lên tới 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 4-5km, hữu hiệu trong tác chiến chống tên lửa hành trình.
Cận cảnh bên trong bệ pháo phòng không AK-630 6 nòng cỡ 30mm.
Bên trong phòng điều khiển hiện đại với các màn hình hiển thị thông số kỹ thuật, radar… của tàu tên lửa Molniya.
Trong ảnh là chuyên gia kỹ thuật Nga kiểm tra hệ thống điều khiển bên trong tàu.
Tàu Molniya trang bị hệ thống radar mạng pha 3 chiều Pozitiv-ME1 trinh sát mục tiêu trên không và trên biển. Radar có một số tính năng gồm: phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1km từ cự ly 110km; phát hiện tên lửa chống tàu có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay độ cao 15m ở cự ly 15km; theo dõi 15 mục tiêu đồng thời và khóa 3-5 mục tiêu cùng lúc.
Molnya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Kiểm tra bắn đạn thật pháo hạm AK-176M 76,2mm trên tàu tên lửa Molniya Việt Nam tự chế tạo. Pháo đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km, dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần có thể bắn mục tiêu trên không.
Đếm ngược “chín, tám, bảy…phóng” – thủy thủ điều khiển tên lửa trên tàu ấn nút phóng tên lửa hành trình Kh-35 Uran E.
Khoảnh khắc tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran E rời bệ phóng. Tàu tên lửa Project 12418 Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu cho phép đánh chìm những chiến hạm lớn hơn Molniya gấp nhiều lần.
Tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E đạt tầm phóng tới 130km, có thể đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn.