Những điểm yếu về tương lai ảm đạm của Không quân Mỹ

Google News

Các chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá xấu về thực trạng của lực lượng Không quân Mỹ trước nguy cơ đối đầu với những đối thủ mạnh như Nga, Trung Quốc.

National Interest nêu thực trạng đáng ngại của Không quân Mỹ
Vừa qua, cổng thông tin “Lợi ích Dân tộc” (The National Interest) sau ki đã tham khảo từ bản phân tích của Trung tâm Nghiên cứu RAND và cơ quan kiểm toán Mỹ đã cho biết rằng, Không quân Mỹ hiện không đáp ứng được yêu cầu của các cuộc xung đột tiềm năng trong tương lai.
Như ấn bản lưu ý, những nghiên cứu này vẽ lên một "bức tranh ảm đạm" về tình trạng trong ngành hàng không quân sự Mỹ, mà điển hình là những lo lắng về tình trạng quá tải, các vấn đề kỹ thuật và thiếu nhân sự được đào tạo,
Các chuyên gia đã nghiên cứu tiềm năng của Không quân Hoa Kỳ trong bốn cuộc xung đột lớn có thể xảy ra trong tương lai; trong đó bao gồm: Một cuộc chiến tranh lạnh mới với Nga hoặc Trung Quốc; một cuộc xung đột khu vực lớn hoặc nhỏ; một hoạt động thực thi hòa bình với khu vực cấm bay; cùng với một chiến dịch chống lại phiến quân.
Nhung diem yeu ve tuong lai am dam cua Khong quan My
 Mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng Không quân Mỹ vẫn xứng đáng xếp vị trí số 1 thế giới
Bài báo cho biết, các nhà phân tích đã đưa ra đánh giá dựa trên dữ liệu hoạt động trước đó mà Không quân Mỹ đã từng công bố, ước tính khả năng của họ có thể thực hiện tám nhiệm vụ khác nhau, kể cả chiếm ưu thế trên không, không kích và vận chuyển.
The National Interest tuyên bố, tính toán của RAND cho thấy, hầu như không có kịch bản nào mà không quân Mỹ có thể đạt được 100% thành công. Như vậy, trong trường hợp Mỹ tham gia vào một cuộc xung đột khu vực kéo dài, khả năng thành công của các cuộc tập kích từ trên không và không kích sẽ chỉ đạt lần lượt là 62% và 65%.
Theo các nhà phân tích quân sự Mỹ chỉ ra, kịch bản chiến đấu trực tiếp là vấn đề khó khăn nhất đối với Không quân Mỹ. Theo đánh giá, trong các hoạt động thực thi hòa bình, Không quân Mỹ sẽ có thể chỉ cung cấp 29% nhu cầu trong lĩnh vực tình báo và trinh sát, 40% cho các nhiệm vụ đặc biệt và 46% trong các phi vụ ném bom.
Những lý do cho những kết quả đáng thất vọng này là các vấn đề nghiêm trọng trong việc duy trì tình trạng kỹ thuật máy bay, cũng như thiếu nhân sự được đào tạo. Bài báo nêu kết luận của các nhà phân tích quân sự Mỹ.
Nga thận trọng trong phân tích thông tin của Mỹ
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện những đánh giá đáng ngại về thực trạng của lực lượng không quân, cũng như lực lượng không quân của hải quân Mỹ; đặc biệt là về sự thiếu hụt nhân viên kỹ thuật hàng không dẫn đến máy bay xuống cấp; hay thiếu hụt máy bay chiến đấu dẫn đến nhiều phi công không tích lũy đủ giờ bay, kỹ năng tác chiến yếu kém…
Bình luận về "bức tranh ảm đạm" của Không quân Mỹ, Tổng biên tập của cổng thông tin "Segodnya.ru", nhà bình luận quân sự của Thông tấn xã liên bang Nga là ông Yuri Kotenok hoài nghi khả năng đánh giá của các nhà phân tích Mỹ.
Theo ông Yuri Kotenok, đánh giá như vậy thường hay xuất hiện trên giới truyền thông Mỹ, liên quan đến các quân, binh chủng khác nhau của quân đội Mỹ, và các khả năng của họ. Điều này cũng giống như bất kỳ những phê bình, đánh giá trong lĩnh vực quân sự của các nước khác.
Tuy nhiên, người đọc cần phải tiếp nhận rất cẩn thận chứ không chỉ theo hình thức bề ngoài, bởi vì trong thực tế, ngân sách quân sự của Mỹ lớn hơn tất cả các nước trên thế giới công lại.
Nhung diem yeu ve tuong lai am dam cua Khong quan My-Hinh-2
Không quân Mỹ vẫn chưa thể thoát ra khỏi bài toán ngân sách hoạt động và phát triển cho tương lai, khi các chương trình phát triển máy bay thế hệ mới của họ không thật sự thành công và quá tốn kém. 
Khoản tiền khổng lồ được chi tiêu cho các lĩnh vực quân sự, cho phép Mỹ đóng vai trò của “một viên sen đầm” và giữ vị trí độc tôn trên thế giới" - ông Yuri Kotenok nói trên đài phát thanh Sputnik và tiếp tục làm rõ vấn đề về lý do tại sao bài báo này lại viết như vậy.
Theo ông, điều này có thể hiểu theo hai cách, tương ứng với tính chất của hai loại đánh giá là trung thực và thổi phồng.
Đối với việc đánh giá thực chất bất kỳ yếu điểm nào trong một cuộc chiến tranh tiềm năng chống lại các đối thủ mạnh như như Nga và Trung Quốc, nếu các nhà hoạch định thấy trước khả năng một cuộc xung đột như vậy, nhận thấy được những khó khăn ảnh hưởng đến cung cấp hậu cần cho không quân hoặc đánh giá được đối phương sẽ có sự đáp trả, thì họ sẽ gióng lên hồi chuông báo động và công bố các dữ liệu.
Đây là những đánh giá thường thấy trên “The National Interest”, để góp ý với Lầu Năm Góc điều chỉnh kế hoạch và chỉ ra những lĩnh vực cụ thể cần phải tập trung nỗ lực nhiều hơn, nâng cấp công nghệ tốt hơn.
Đối với những đánh giá thuộc loại bịa đặt điểm yếu hay thổi phồng điểm yếu, đây có thể là những kịch bản kêu gọi đầu tư thêm ngân sách quốc phòng, hay phục vụ cho ý đồ của một tập đoàn tư bản nào đó.
Theo Toàn Thắng/Báo Đất Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)