Chỉ có ở Syria:Tên lửa chống tăng bắn như đạn đại liên

Google News

Chiến trường Syria là nơi ghi nhận hiệu quả tác chiến cao đến mức khó tin của các loại tên lửa chống tăng có điều khiển trong tay cả hai bên.

Trong tác chiến hiện đại, vai trò của xe tăng chiến đấu chủ lực đang ngày càng trở nên lu mờ trước sự phát triển của trực thăng vũ trang hay "xe tăng bay" - các loại cường kích tấn công mặt đất như A-10 hay Su-25, chúng được coi là sát thủ đối với mọi loại chiến xa.
Không chỉ có vậy, việc trang bị phổ cập tên lửa chống tăng có điều khiển cho lực lượng bộ binh mang vác cũng gây ra mối đe dọa lớn tăng thiết giáp, dựa vào tầm bắn xa, gọn nhẹ và cơ động tốt, một xạ thủ có thể dễ dàng hạ gục một chiếc MBT to lớn và đắt tiền.
Chiến trường Syria là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả khủng khiếp của tên lửa chống tăng cá nhân, khi chỉ trong 4 năm đầu nội chiến ước tính đã có tới hơn 2.000 xe tăng của Quân đội chính phủ Syria bị tiêu diệt bởi tên lửa TOW trong tay phiến quân.
Chi co o Syria:Ten lua chong tang ban nhu dan dai lien
Bãi tập kết các phương tiện tăng thiết giáp của Quân đội chính phủ Syria bị bắn hỏng 
Mặc dù đối phó với xe tăng chiến đấu chủ lực bằng các loại súng phóng rocket vác vai như RPG-7 hay RPG-29 vẫn có hiệu quả nhưng vũ khí này với đặc trưng là tầm bắn ngắn, độ chính xác không cao, trong khi địa hình tại Syria chủ yếu là hoang mạc nên khó phát huy hết hiệu quả.
Do vậy không ngạc nhiên tại sao tên lửa chống tăng có điều khiển lại được sử dụng với tần suất dày đặc và phát huy hiệu quả lớn đến vậy, trong tay cả hai lực lượng quân đội chính phủ lẫn phiến quân thánh chiến.
Hình ảnh một người lính ngồi bên chiến hào, bên cạnh anh là hàng chục vỏ ống phóng tên lửa 9M113 Konkurs đã gây choáng cho nhiều nhà quan sát, được so sánh như vỏ đạn đại liên vương vãi sau một trận chống xung phong kiểu "biển người".
Chi co o Syria:Ten lua chong tang ban nhu dan dai lien-Hinh-2
Một chiến binh Syria ngồi bên đống vỏ tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs đã sử dụng 
Những cuộc "thảm sát xe tăng" tại Syria chỉ có dấu hiệu thuyên giảm khi Không quân Nga bắt đầu tham chiến, nhờ sự yểm trợ hỏa lực từ trên không hiệu quả, đã giải quyết 80 - 90% sức mạnh của đối phương, khiến cho xe tăng từ mũi xuyên phá giờ đây chỉ còn làm nhiệm vụ thu dọn chiến trường.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện những chiếc T-90 hay M60T Sabra trang bị giáp phản ứng nổ hiện đại cũng hạn chế rất nhiều sức sát thương của tên lửa chống tăng, đã có nhiều hình ảnh cho thấy chúng an toàn sau khi bị đạn BGM-71 TOW hay 9M133 Kornet bắn trúng tháp pháo.
Dựa trên kinh nghiệm thu được từ chiến trường Syria, nhiều quân đội khác có lẽ cũng đang xây dựng học thuyết sử dụng xe tăng và vũ khí chống tăng của mình sao cho phù hợp hơn với điều kiện tác chiến hiện đại.
Theo Tùng Dương/Báo Đất Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)