Vì sao công nghiệp hỗ trợ ôtô Việt Nam mãi đì đẹt?

Google News

Dù đặt mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 tại Việt  Nam, nhưng đến nay tỷ lệ này mới đạt 7-10%.

Theo số liệu của Bộ Công thương số doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ô tô tại Việt Nam hiện chỉ có 214 doanh nghiệp. Đây là con số khá khiêm tốn so với 2.500 doanh nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô tại Thái Lan.
Không dừng lại đó, hiện trong số các doanh nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô kể trên thì có đến 90% là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ rất ít doanh nghiệp trong nước có thể tham gia vào mạng lưới cung cấp linh, phụ kiện cho các cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ nội địa hóa ô tô cứ mãi đì đẹt đồng thời cũng làm sáng tỏ câu hỏi: “Vì sao giá ô tô sản xuất tại Việt Nam luôn đắt hơn các nước trong khu vực?”.
Vi sao cong nghiep ho tro oto Viet Nam mai di det?
Mục tiêu của Hyundai Thành Công đến năm 2019 đạt tỉ lệ 40% và trở thành trung tâm sản xuất các sản phẩm ô tô Hyundai trong khu vực. 
Một trong những lý do dẫn đến tình trạng “hồn trương ba da hàng thịt” như trên theo một số nhận định là do thời gian qua chúng ta tập trung bảo hộ sản xuất xe lắp ráp nhưng lại ưu đãi chưa đúng chỗ. Chẳng hạn, chúng ta duy trì đánh thuế rất cao với xe nhập khẩu nguyên chiếc giúp các doanh nghiệp lắp ráp trong nước không phải lo chuyện cạnh tranh từ xe nhập. Tuy nhiên, chúng ta lại duy trì thuế nhập linh kiện ở mức thấp hơn nhiều trong một thời gian dài. Điều này khiến các doanh nghiệp có xu hướng nhập linh kiện từ các quốc gia có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển về lắp ráp thay vì mua linh kiện trong nước.
Bên cạnh đó nhiều ý kiến chuyên gia cũng cho rằng, nguyên nhân chính do quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ, thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/10 quy mô thị trường ô tô của Thái Lan và 1/14 của Indonesia. Do quy mô thị trường nhỏ nên chưa đủ sức kéo các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Vì thế nhiều người đang kỳ vọng sẽ có những điều chỉnh về chính sách một cách hợp lý trong thời gian tới để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng dung lượng thị trường và giảm được kim ngạch nhập khẩu.
Theo Ngọc Anh/Xegiaothong

>> xem thêm

Bình luận(0)