Nga đã lại trở thành trọng tâm trong chiến lược của Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Chắc chắn sự ưu ái này một phần là kết quả của những sự tiến triển về mặt địa chính trị gần đây ở Đông Âu, điều này cũng đã rõ ràng ngay từ trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra.
Trong khi những tranh cãi về mối liên hệ lịch sử trực tiếp giữa chiến lược của Trung Quốc và Liên Xô đã trở thành một chủ đề ít được bàn tán trong nhiều thập kỉ, thì giờ đây chúng đang trở nên thường xuyên hơn bao giờ hết.
Một ấn phẩm mới đây của Quân đội Trung Quốc đã miêu tả rất chi tiết những viện trợ quan trọng của Liên Xô cho nước này xây dựng lực lượng hải quân trong những năm đầu 1950.
Tuy nhiên, những tranh cãi này cũng đã ra ngoài khuôn khổ lịch sử, mang đến nhiều bài học quí giá cho các nhà phát triển hải quân tương lai của Trung Quốc.
Theo một nghiên cứu vào cuối năm 2014 từ Diễn đàn Đông Bắc Á đã đề cập về cách Hải quân Liên Xô, cho đến cuối cuộc Chiến tranh Lạnh, đã sở hữu 1880 tàu, bao gồm 361 tàu ngầm.
Với kiểu học thuyết về sức mạnh hải quân là tấn công ở vùng biển xa bờ thì “Hải quân Liên Xô đã trở thành một nhân tố chiến lược quan trọng”.
Bài viết dưới đây sẽ đánh giá về nghiên cứu đó, nó là kết quả của một dự án kéo dài trong nhiều năm được tài trợ bởi quân đội Trung Quốc. Các tác giả của nó, hơn nữa, đều có quan hệ với Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc.
|
Tàu chiến lớp Kynda của Liên Xô. |
Những nhà phân tích quân sự Trung Quốc tập trung vào khởi nguồn lịch sử của Hồng Quân Liên Xô, điều này là hiển nhiên vì lịch sử của nó khá tương đồng với khởi đầu khiêm tốn của Hải quân Trung Quốc.
Trong cả 2 trường hợp, những cuộc cách mạng, nội chiến và củng cố chính quyền hoàn toàn thế chỗ cho bất kì sự quan tâm nào đến sức mạnh trên biển, vì thế nên “vùng biển đã bị bỏ qua”.
Hiển nhiên là những nhiệm vụ đầu tiên của hải quân xuất phát từ nhu cầu bảo vệ đường bờ biển với khái niệm bao quát của “lực lượng hải quân nhỏ”, tập trung vào tàu ngầm, tàu nhanh, mìn, pháo binh và sân bay sát bờ biển.
Để đảm bảo, các nhà phân tích Trung Quốc còn chỉ ra rằng một chiến lược như vậy sẽ có điểm yếu rõ ràng là “để lãng phí khả năng tấn công mạnh nhất của hải quân”, và đồng thời khiến “hải quân trở thành lực lượng phụ thuộc vào bộ binh”.
Sự thiếu vắng bất kì tranh luận nào về hồ sơ chiến đấu của Hồng Quân thời Thế Chiến II trong các phân tích của Trung Quốc cũng gây ra nhiều sự tò mò.
|
Tàu Đô đốc Ushakov. |
Đúng theo dự đoán, phần lớn bài nghiên cứu này liên quan đến cuộc Chiến tranh Lạnh căng thẳng cả trên và dưới lòng đại dương.
Trong một đoạn miêu tả với giọng điệu thể hiện rõ âm hưởng của căng thẳng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay, tác giả đã quan sát: “Liên Xô đã đối đầu với tình hình bao vây tấn công chiến lược của Mỹ dọc theo vành đai Á-Âu”.
Trong hoàn cảnh như thế khiến Hải quân Liên Xô phải “xuyên phá vòng vây” và phát triển “những điều kiện chiến lược thuận lợi”.
Ông Nikita Khrushchev đã ngang nhiên thể hiện quan điểm chống hải quân của mình, cho rằng tàu chiến không khác gì “những quan tài nổi” trong thời kì hạt nhân, đã chỉ trích nghiên cứu này.
Các nhà phân tích Trung Quốc kết luận: “Kết quả của sự bỏ bê lực lượng hải quân là việc Liên Xô đã không có bất kì lực lượng trên mặt biển nổi bật nào để có thể triển khai trong cuộc khủng hoảng Cuba”, và phải dựa vào một nhóm tàu ngầm nhỏ.
Thể hiện sự hiểu biết ấn tượng về những sự kiện lịch sử mới mẻ nhất của cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, các tác giả đã giải thích rằng những thuyền trưởng tàu ngầm của Liên Xô luôn coi trọng việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược.
Trích dẫn trực tiếp lời của quan chức Nga từ một nguồn tin của Trung Quốc khác trong cuộc khủng hoảng, tình thế chết người được miêu tả như sau: “Chúng ta rồi sẽ chết, nhưng cũng sẽ nhấm chìm toàn bộ hạm đội của kẻ thù. Chúng ta sẽ không khiến hải quân phải mất mặt”.
Các nhà phân tích Trung Quốc sau đó tiếp tục miêu tả lực lượng khổng lồ của hải quân Liên Xô, phần sau đó lại đề cập chủ yếu đến sự xấu hổ của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.
|
Lực lượng Hải quân Liên Xô. |
Dưới sự chỉ đạo của Đô đốc Hải quân Sergei Gorshkov, sự phát triển của hải quân Liên Xô bắt đầu từ giữa những năm 1960 được xem là “khổng lồ”.
Theo bài nghiên của quân đội Trung Quốc trong giai đoạn 1967-1977, ngân sách của hải quân Liên Xô dùng để đối đầu với Mỹ đã tăng 50%, chiếm 30% tổng ngân sách quốc phòng.
Các tác giả Trung Quốc kết luận: “Liên Xô đã hoàn toàn vượt qua Mỹ” trên mọi phương diện về tàu chiến, và chỉ với một ngoại lệ đáng lưu ý đó là tàu sân bay.
Đánh giá về tác động của khả năng “tấn công ở vùng biển xa” mới của Moscow, tác giả nhận định “Với một hạm đội tàu mới, có mức độ cơ động cao, khả năng tấn công ấn tượng, cấu trúc tích hợp giữa các binh chủng là khá tốt và một cường độ tập luyện lớn, lực lượng này đã hoàn toàn thay đổi cán cân quyền lực trước đó”, điều đã được thể hiện trong cuộc khủng hoảng Cuba 1962. “Kết quả từ sự quyết tâm của Liên Xô chính là sự cân bằng đa chiều với Mỹ, và không chỉ trên phương diện vũ khí hạt nhân, mà còn trên phương diện các lực lượng quân sự”.
|
Đô đốc Hải quân Sergei Gorshkov. |
Theo như các tác giả Trung Quốc giải thích, Đô đốc Gorshkov đã đưa ra một lý thuyết về hạm đội cân bằng cho Hải quân Liên Xô, nhưng đồng thời cũng nhận ra sựu cần thiết phải có sự phát triển ưu tiên dành cho các lực lượng dưới biển, đặc biệt là tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa hạt nhân chiến lược (SSBN).
Được biết trong năm 1985, hải quân Liên Xô sở hữu 76 SSBN, 67 tàu ngầm phóng tên lửa hành trình, 218 tàu ngầm tấn công, trong số đó có 73 chiếc là tàu ngầm khả năng tấn công hạt nhân (SSN). Bài nghiên cứu kết luận với một phần thể hiện khá chi tiết về các nhiệm vụ của hạm đội có quy mô lớn, bao gồm cả các cuộc tập trận “Okean” được thưc hiện vào giữa những năm 1970.
Theo như các tác giả, các cuộc diễn tập này có sự tham gia của 1/3 – 1/4 lực lượng hải quân Liên Xô, với các tình huống “chiến tranh chống tài ngầm, chống tàu sân bay và chiến thuật ngăn chặn”, đồng thời “thể hiện khả năng thực hiện tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô, loại bỏ lực lượng hải quân của đối phương, cắt đứt đường liên lạc trên biển của kẻ thù”.
|
Tàu ngầm hạt nhân đa năng của Liên Xô. |
Bên cạnh việc phân tích cuộc cách mạng và sự phát triển của lực lượng hải quân Liên Xô trong Thế chiến II, bài nghiên cứu của các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc còn chỉ ra khá nhiều những nhân tố gây ra sự đi xuống nhanh chóng trong sức mạnh hải quân Liên Xô.
Đó là 5 lý do lớn sau: 1) Vị trí địa lý không thuận lợi của Liên Xô so với sức mạnh hải quân ; 2) Nền thương mại hàng hải chỉ ở mức tối thiểu ; 3) Cuộc ganh đua nhằm dành được vị trí có ảnh hưởng nhất thế giới với Mỹ đẩy Moscow đến tình trạng mở rộng quá mức ; 4) Không thể phát triển chiến lược hàng hải của Liên Xô trên “nền tảng khoa học” phù hợp với nền kinh tế và xã hội ; 5) Không hỗ trợ nền kinh tế và lợi ích xã hội với nhiều đồng minh ở Thế giới thứ Ba, “làm xấu đi nghiêm trọng hình ảnh của Liên Xô trong mắt bạn bè quốc tế”.
Với những đánh giá nêu trên, không ngạc nhiên khi các nhà phân tích quân sự này khá tự tin về triển vọng phát triển của Hải quân Trung Quốc.
Trên quan điểm của Mỹ, có nhiều phương diện đáng khích lệ trong những phân tích này, bao gồm việc cảnh báo sự phát triển của hải quân Trung Quốc phải phù hợp với tiềm lực trong nước và không cản trở đà đi lên của quốc gia.
Phần cuối bài nghiên cứu, các tác giả liên hệ trực tiếp sự phát triển hết mức của hải quân Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh và khoản đầu tư các nguồn lực khổng lồ trong nước tương xứng, với sự sụp đổ của Liên Xô. Các tác giả cũng nhấn mạnh kết luận rằng “… khi đối đầu với sự cản trở của Mỹ đối với sức mạnh trên biển của Trung Quốc, sự tập trung hoàn toàn vào một phản ứng quân sự sẽ là không phù hợp”.