Ngày nay, ở Việt Nam hay nhiều quốc gia khác trên thế giới, kiến trúc vẫn luôn là một ngành học được đánh giá cao. Do tính đa dạng và đặc thù trong từng công việc nên những sinh viên theo đuổi ngành kiến trúc sau một thời gian dài học tập nếu thực sự chỉn chu và yêu nghề sẽ dần cảm nhận được những áp lực vô cùng lớn từ ngành nghề này. Chưa cần phải ra trường đi làm ở các công ty hay làm tư nhân mà ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, đặc biệt là vào các năm học cuối, sinh viên kiến trúc cũng phải trải qua nhiều áp lực kinh hoàng.Chỉ cần nhắc đến ngành kiến trúc, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bản vẽ, bản thiết kế "loằng ngoằng", dễ khiến cho những người không có chuyên môn dễ hoa mắt chóng mặt khi nhìn vào. Ấy vậy mà trong mỗi mùa thi, mỗi mùa chuẩn bị tốt nghiệp, các sinh viên học kiến trúc lại phải vẽ ra hàng chục bản vẽ như vậy để phục vụ công việc học tập, thi cử, làm đồ án của mình.Thời gian eo hẹp, cộng thêm sự phức tạp trong công việc khiến rất nhiều bạn trẻ học kiến trúc bị stress, cuộc sống thường ngày cũng bị đảo lộn hoàn toàn khi họ cố gắng dành thời gian, công sức nhiều nhất có thể cho những bản vẽ hay sản phẩm của mình. Và trong hoàn cảnh như vậy, "anh tranh thủ, ngủ khẩn trương", chợp mắt mọi lúc có thể trở thành phương châm mà rất nhiều sinh viên đề cao và làm theo.Với dân kiến trúc nói chung, từ "deadline" là một cái gì đó vô cùng kinh khủng với họ. Trong nhiều trường hợp, họ phải thức thâu đêm suốt sáng, ngồi trên bàn làm việc trên 12 tiếng mỗi ngày để đảm bảo tiến độ công việc. Sự tập trung cao độ, công việc kéo dài dai dẳng đôi khi vắt kiệt sức lực của những người làm công việc thiết kế.Tuy nhiên với sự say mê và tâm lý luôn muốn cố gắng hoàn thành công việc trong mọi hoàn cảnh đã kích thích các sinh viên thiết kế, kiến trúc vượt qua muôn vàn khó khăn, mệt mỏi. Trên các fanpage, kênh hội nhóm dành riêng cho các sinh viên kiến trúc thường xuyên chia sẻ rất nhiều bức ảnh mà "chỉ có dân kiến trúc mới hiểu", đó là cảnh ăn, ngủ "dã chiến" của các sinh viên, người làm việc trong ngành kiến trúc khi công việc còn chưa hoàn thành.Do dành hết tâm trí cho các bản vẽ, bản thiết kế, nhiều sinh viên, kiến trúc sư thường xuyên phải ngủ ngay trên bàn làm việc. Lấy bảng, thước làm đệm, lấy giấy, bản vẽ làm chăn đắp... Dù với người bình thường cách ngủ này sẽ khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi nhưng với những người còn đang điên đầu vì các deadline, giấc ngủ chớp nhoáng trong vòng 10-20 phút ở mọi tư thế cũng là một điều vô cùng quý giá.Và với những điều này, có thể hiểu vì sao góc làm việc của dân kiến trúc luôn rất bừa bãi, lộn xộn. Họ rất khó có thể giữ cho mọi thứ ngăn nắp đơn giản bởi họ phải sử dụng quá nhiều dụng cụ và phải biến góc làm việc thành góc nghỉ ngơi ngay khi cần thiết.Trong một bài viết của tờ Guardian hồi tháng 7/2016 về thực trạng sinh viên kiến trúc ở Anh, thì có đến hơn 1/4 sinh viên kiến trúc ở quốc gia này phải tìm đến sự trợ giúp về mặt y tế để giải quyết những vấn đề về sức khỏe tâm thần liên quan đến khóa học của mình.Khảo sát cho thấy thời gian học kéo dài, khối lượng công việc nặng nề kèm theo nỗi lo về các khoản nợ vay để theo đuổi khóa học là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên đang theo đuổi ngành kiến trúc ở Anh rơi vào tình trạng căng thẳng.Dù đây không phải là tình trạng chung ở nhiều quốc gia nhưng qua đó, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào những khó khăn mà các sinh viên kiến trúc, những người làm việc trong ngành kiến trúc phải trải qua. Ảnh trong bài: Kênh kiến trúc.
Ngày nay, ở Việt Nam hay nhiều quốc gia khác trên thế giới, kiến trúc vẫn luôn là một ngành học được đánh giá cao. Do tính đa dạng và đặc thù trong từng công việc nên những sinh viên theo đuổi ngành kiến trúc sau một thời gian dài học tập nếu thực sự chỉn chu và yêu nghề sẽ dần cảm nhận được những áp lực vô cùng lớn từ ngành nghề này. Chưa cần phải ra trường đi làm ở các công ty hay làm tư nhân mà ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, đặc biệt là vào các năm học cuối, sinh viên kiến trúc cũng phải trải qua nhiều áp lực kinh hoàng.
Chỉ cần nhắc đến ngành kiến trúc, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bản vẽ, bản thiết kế "loằng ngoằng", dễ khiến cho những người không có chuyên môn dễ hoa mắt chóng mặt khi nhìn vào. Ấy vậy mà trong mỗi mùa thi, mỗi mùa chuẩn bị tốt nghiệp, các sinh viên học kiến trúc lại phải vẽ ra hàng chục bản vẽ như vậy để phục vụ công việc học tập, thi cử, làm đồ án của mình.
Thời gian eo hẹp, cộng thêm sự phức tạp trong công việc khiến rất nhiều bạn trẻ học kiến trúc bị stress, cuộc sống thường ngày cũng bị đảo lộn hoàn toàn khi họ cố gắng dành thời gian, công sức nhiều nhất có thể cho những bản vẽ hay sản phẩm của mình. Và trong hoàn cảnh như vậy, "anh tranh thủ, ngủ khẩn trương", chợp mắt mọi lúc có thể trở thành phương châm mà rất nhiều sinh viên đề cao và làm theo.
Với dân kiến trúc nói chung, từ "deadline" là một cái gì đó vô cùng kinh khủng với họ. Trong nhiều trường hợp, họ phải thức thâu đêm suốt sáng, ngồi trên bàn làm việc trên 12 tiếng mỗi ngày để đảm bảo tiến độ công việc. Sự tập trung cao độ, công việc kéo dài dai dẳng đôi khi vắt kiệt sức lực của những người làm công việc thiết kế.
Tuy nhiên với sự say mê và tâm lý luôn muốn cố gắng hoàn thành công việc trong mọi hoàn cảnh đã kích thích các sinh viên thiết kế, kiến trúc vượt qua muôn vàn khó khăn, mệt mỏi. Trên các fanpage, kênh hội nhóm dành riêng cho các sinh viên kiến trúc thường xuyên chia sẻ rất nhiều bức ảnh mà "chỉ có dân kiến trúc mới hiểu", đó là cảnh ăn, ngủ "dã chiến" của các sinh viên, người làm việc trong ngành kiến trúc khi công việc còn chưa hoàn thành.
Do dành hết tâm trí cho các bản vẽ, bản thiết kế, nhiều sinh viên, kiến trúc sư thường xuyên phải ngủ ngay trên bàn làm việc. Lấy bảng, thước làm đệm, lấy giấy, bản vẽ làm chăn đắp... Dù với người bình thường cách ngủ này sẽ khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi nhưng với những người còn đang điên đầu vì các deadline, giấc ngủ chớp nhoáng trong vòng 10-20 phút ở mọi tư thế cũng là một điều vô cùng quý giá.
Và với những điều này, có thể hiểu vì sao góc làm việc của dân kiến trúc luôn rất bừa bãi, lộn xộn. Họ rất khó có thể giữ cho mọi thứ ngăn nắp đơn giản bởi họ phải sử dụng quá nhiều dụng cụ và phải biến góc làm việc thành góc nghỉ ngơi ngay khi cần thiết.
Trong một bài viết của tờ Guardian hồi tháng 7/2016 về thực trạng sinh viên kiến trúc ở Anh, thì có đến hơn 1/4 sinh viên kiến trúc ở quốc gia này phải tìm đến sự trợ giúp về mặt y tế để giải quyết những vấn đề về sức khỏe tâm thần liên quan đến khóa học của mình.
Khảo sát cho thấy thời gian học kéo dài, khối lượng công việc nặng nề kèm theo nỗi lo về các khoản nợ vay để theo đuổi khóa học là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên đang theo đuổi ngành kiến trúc ở Anh rơi vào tình trạng căng thẳng.
Dù đây không phải là tình trạng chung ở nhiều quốc gia nhưng qua đó, chúng ta cũng có thể hiểu được phần nào những khó khăn mà các sinh viên kiến trúc, những người làm việc trong ngành kiến trúc phải trải qua. Ảnh trong bài: Kênh kiến trúc.