Những câu chuyện xoay quanh nếp ăn, nếp ở, cách ứng xử hàng ngày của sinh viên luôn là đề tài nóng hổi được mọi người quan tâm. Đó là nỗi bức xúc của những nam, nữ sinh Việt có bạn cùng phòng keo kiệt, tính toán chi li, thích dẫn bạn trai về phòng hay nỗi bực dọc của người sạch sẽ phải ở với kẻ có thói quen sinh hoạt mất vệ sinh. Cũng như câu chuyện được chia sẻ trên một group dành cho giới trẻ, thu hút gần 8.000 lượt thích dưới đây. Hai bức ảnh chụp lại căn phòng bẩn như bãi rác khiến người xem không thể tin nổi, đây là phòng của các nữ sinh vốn có vẻ ngoài chỉn chu, sạch sẽ.“Con gái cũng ở bẩn đến mức này sao?”, “Không hiểu sao lại có thể ở và nằm trên bãi rác như thế này?”, “Hình như đây không phải ký túc xá mà là chuồng lợn”… Đó là phản ứng đầy ngỡ ngàng của hầu hết những người nhìn thấy bức ảnh này. Hình ảnh được đăng tải bởi nick name H.H.T cùng câu chuyện rất đỗi bức xúc. Từ quê xuống sau kỳ nghỉ hè, cô choáng khi thấy căn phòng (hiện vẫn có hai nữ sinh đang ở) bẩn không khác bãi rác: quần áo để linh tinh, vỏ bánh kẹo, sách vở đầy dưới gậm giường, bát đũa ăn xong để mốc xanh mốc trắng… Khi cô nàng hô mọi người cùng dọn phòng thì nhận được câu trả lời tỉnh bơ: “Dọn làm gì? Tuần sau bọn chị ra trường rồi”. Đây không phải lần đầu dân mạng ngán ngẩm bởi thói sinh hoạt mất vệ sinh của một số nữ sinh Việt. Cách đây không lâu, một cô gái cũng phải “khóc thét” kể với mọi người về một căn phòng ký túc xá ngập rác.Trong ảnh là một chiếc giường mốc meo, chứa đầy những vật dụng linh tinh, rác bẩn dồn ứ tại góc phòng, cạnh đó có cả những chiếc bát mốc meo vì lâu không rửa. Tuy thế, hình ảnh này còn chưa sốc bằng cuộc hội thoại giữa cô gái và một trong số người chủ của phòng ký túc: “Thế bạn ấy có xinh không? Trông ngoài sáng sủa không?- Xinh cũng bình thường nhưng đi đâu cũng sạch sẽ. À nói nhỏ nhé, có hôm nó đi chơi với bạn trai, tắm xong đem đồ tớ phơi ngoài hiên vào lau, tớ chửi cho không nói gì”… Nghe vậy cô nàng kinh hãi, bèn kiếm cớ đi về.Nghe chia sẻ của nhiều nữ sinh mới thấy, cảnh tượng nữ sinh ở bẩn như trên không hiếm gặp. Không chỉ tại ký túc xá đông người “cha chung không ai khóc” mà ở cả những căn phòng trọ hơn chục mét vuông, chỉ có 2, 3 nữ sinh sống cùng nhau cũng vẫn xuất hiện những hình ảnh bẩn thỉu như thế. Thùy Dung (sinh viên một trường đại học tại Hà Nội) – người vừa thoát khỏi cảnh “sống trên rác” kể lại cuộc sống trước đây của mình: “5 tháng ở cùng nhau thì 5 tháng tôi làm ô sin cho bạn ấy. Không thể ngờ lại có đứa con gái bề bộn đến mức quần áo bẩn chất cả tháng, cuối tháng đem một lô ra cửa hàng giặt, về phơi hết vài chục cái móc. Tới kỳ đèn đỏ, bạn ấy thay băng vệ sinh xong không thèm giặt quần lót vì vội đi chơi với bạn trai, nhìn đũng quần đỏ lòm treo trên móc chỉ muốn nôn mửa. Bát đũa còn rửa hộ được chứ cái này ai làm hộ được”.Thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh không chỉ khiến cuộc sống bề bộn, khó chịu mà còn là mầm mống của nhiều loại bệnh. Mỗi sinh viên nên ý thức được điều này để cuộc sống văn minh hơn.
Những câu chuyện xoay quanh nếp ăn, nếp ở, cách ứng xử hàng ngày của sinh viên luôn là đề tài nóng hổi được mọi người quan tâm. Đó là nỗi bức xúc của những nam, nữ sinh Việt có bạn cùng phòng keo kiệt, tính toán chi li, thích dẫn bạn trai về phòng hay nỗi bực dọc của người sạch sẽ phải ở với kẻ có thói quen sinh hoạt mất vệ sinh. Cũng như câu chuyện được chia sẻ trên một group dành cho giới trẻ, thu hút gần 8.000 lượt thích dưới đây. Hai bức ảnh chụp lại căn phòng bẩn như bãi rác khiến người xem không thể tin nổi, đây là phòng của các nữ sinh vốn có vẻ ngoài chỉn chu, sạch sẽ.
“Con gái cũng ở bẩn đến mức này sao?”, “Không hiểu sao lại có thể ở và nằm trên bãi rác như thế này?”, “Hình như đây không phải ký túc xá mà là chuồng lợn”… Đó là phản ứng đầy ngỡ ngàng của hầu hết những người nhìn thấy bức ảnh này. Hình ảnh được đăng tải bởi nick name H.H.T cùng câu chuyện rất đỗi bức xúc. Từ quê xuống sau kỳ nghỉ hè, cô choáng khi thấy căn phòng (hiện vẫn có hai nữ sinh đang ở) bẩn không khác bãi rác: quần áo để linh tinh, vỏ bánh kẹo, sách vở đầy dưới gậm giường, bát đũa ăn xong để mốc xanh mốc trắng… Khi cô nàng hô mọi người cùng dọn phòng thì nhận được câu trả lời tỉnh bơ: “Dọn làm gì? Tuần sau bọn chị ra trường rồi”. Đây không phải lần đầu dân mạng ngán ngẩm bởi thói sinh hoạt mất vệ sinh của một số nữ sinh Việt. Cách đây không lâu, một cô gái cũng phải “khóc thét” kể với mọi người về một căn phòng ký túc xá ngập rác.
Trong ảnh là một chiếc giường mốc meo, chứa đầy những vật dụng linh tinh, rác bẩn dồn ứ tại góc phòng, cạnh đó có cả những chiếc bát mốc meo vì lâu không rửa. Tuy thế, hình ảnh này còn chưa sốc bằng cuộc hội thoại giữa cô gái và một trong số người chủ của phòng ký túc: “Thế bạn ấy có xinh không? Trông ngoài sáng sủa không?- Xinh cũng bình thường nhưng đi đâu cũng sạch sẽ. À nói nhỏ nhé, có hôm nó đi chơi với bạn trai, tắm xong đem đồ tớ phơi ngoài hiên vào lau, tớ chửi cho không nói gì”… Nghe vậy cô nàng kinh hãi, bèn kiếm cớ đi về.
Nghe chia sẻ của nhiều nữ sinh mới thấy, cảnh tượng nữ sinh ở bẩn như trên không hiếm gặp. Không chỉ tại ký túc xá đông người “cha chung không ai khóc” mà ở cả những căn phòng trọ hơn chục mét vuông, chỉ có 2, 3 nữ sinh sống cùng nhau cũng vẫn xuất hiện những hình ảnh bẩn thỉu như thế. Thùy Dung (sinh viên một trường đại học tại Hà Nội) – người vừa thoát khỏi cảnh “sống trên rác” kể lại cuộc sống trước đây của mình: “5 tháng ở cùng nhau thì 5 tháng tôi làm ô sin cho bạn ấy. Không thể ngờ lại có đứa con gái bề bộn đến mức quần áo bẩn chất cả tháng, cuối tháng đem một lô ra cửa hàng giặt, về phơi hết vài chục cái móc. Tới kỳ đèn đỏ, bạn ấy thay băng vệ sinh xong không thèm giặt quần lót vì vội đi chơi với bạn trai, nhìn đũng quần đỏ lòm treo trên móc chỉ muốn nôn mửa. Bát đũa còn rửa hộ được chứ cái này ai làm hộ được”.
Thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh không chỉ khiến cuộc sống bề bộn, khó chịu mà còn là mầm mống của nhiều loại bệnh. Mỗi sinh viên nên ý thức được điều này để cuộc sống văn minh hơn.