2016 được xem là một năm đầy biến động của “ hot girl Olympia” Phạm Tường Lan Thy (sinh năm 1998, TP.HCM) khi vừa “nổi đình nổi đám” với hình ảnh xinh đẹp trên sân khấu “Đường lên đỉnh Olympia”, lại vừa gây thất vọng với bảng điểm “thảm hại” trong kỳ thi tốt nghiệp. Trở thành du học sinh của trường Đại học Quốc tế Tokyo (Nhật Bản) với học bổng toàn phần trị giá 850.000 Yên/năm, gần một năm trở lại đây, “hot girl Olympia” khá “im hơi lặng tiếng”. Từ một cô gái cởi mở và năng động, sau những ồn ào vừa qua, Lan Thy khá khép mình trên mạng xã hội.Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với hot girl Olympia Lan Thy, nghe cô chia sẻ về cuộc sống gần một năm qua tại xứ xở hoa anh đào:
- Sau những ồn ào vừa qua, dường như Lan Thy rất dè dặt với dư luận. Cuộc sống tại đất nước mặt trời mọc của bạn thế nào?
Sau một kỳ học, mình rất thích cuộc sống ở đây. Người Nhật tốt, thân thiện và ý thức cao. Ngoài ra, mình còn có những người bạn quốc tế rất thân thiện, hòa đồng và mình học được nhiều từ họ, đặc biệt là sự bình tĩnh giải quyết các tình huống.- 18 tuổi, một mình sống và học tập nơi xa xứ hẳn không dễ dàng với cô gái “sinh ra từ ống nghiệm”, không biết đi xe đạp và chưa từng sang đường một mình?
Đúng là cuộc sống của một du học sinh không hề đơn giản, mình phải chi tiêu hợp lý, phải tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí. Có những cái trước giờ mình chưa hề đụng tay làm như: quản lý tiền điện nước, tiền ga, tiền nhà, mua đồ, nấu ăn… thì bây giờ phải học cách làm hết. Bên cạnh đó, sự bất đồng ngôn ngữ ở Nhật cũng đem lại khó khăn lớn, phải xoay sở nhiều để hòa nhập với mọi người. Nhưng mình là một cô gái may mắn, được cộng đồng du học sinh Việt trong trường giúp đỡ nhiều. Các anh chị nhiệt tình đến mức cùng mình đi làm thẻ ngân hàng, mua sim điện thoại, đi thăm thú nhiều nơi mà không hề than phiền gì cả. Mặc dù không có ba mẹ bên cạnh nhưng vẫn phải sống thật tốt, không thể bỏ lơ cuộc sống của mình được. Dù gặp nhiều trắc trở thế nào, mình cũng cố gắng tự giải quyết. Mình cũng thuộc dạng nói nhiều nên không quá khó khăn để hòa nhập với mọi người.- Lần đầu rời xa vòng tay ba mẹ, Lan Thy có những trải nghiệm đặc biệt gì?
Ở Nhật, cũng có những lúc mình đi chơi khuya. Trước đây, mình phải có mặt ở nhà trước 9 giờ tối, dù đi học đi chơi. Giờ giới nghiêm ba mẹ đặt ra là 10 giờ tối. Sang đây, mình đi nhiều nơi, thậm chí ra ngoài thành phố. Lần đầu mình chơi qua đêm là dịp Halloween. Hôm đó, mình và nhóm bạn lỡ chơi quá 12 giờ đêm, không có tàu trở về nên đành ngủ tại một quán ăn (cười). Lần khác là hôm Giao thừa, tụi mình cũng lỡ chơi hơi muộn. Dù kịp bắt chuyến tàu đêm về nhà nhưng vẫn tha hồ tận hưởng cái lạnh thấu xương, mặc ba áo vẫn run cầm cập. Đó là những trải nghiệm thú vị trong cuộc đời mình. Tất nhiên, mình luôn biết đâu là giới hạn.- Chọn Nhật là đất nước du học bởi khâm phục con người nơi này, một năm qua, bạn đã khám phá được những gì ở họ?
Điều mình ấn tượng nhất là tinh thần của người Nhật: họ bình tĩnh và ý thức cao. Mình còn nhớ một lần đi tàu, vô tình để quên ipad trong giỏ xe trước cửa ga tàu. Đến lúc lên tàu mình mới phát hiện ra và hai tiếng sau quay trở lại, chiếc ipad vẫn nằm nguyên chỗ đó. Mỗi lần mình muốn qua đường, chỉ cần nhấn đèn báo cho người đi bộ, các phương tiện sẽ dừng lại. Thậm chí, buổi tối họ còn tắt đèn xe để người sang đường không bị chói mắt. Đó là những cái mình rất hâm mộ người Nhật.
- Nghe nói, người trẻ Nhật học và làm việc với cường độ lớn, chính vì thế cuộc sống của họ rất áp lực chứ không đáng mơ ước như nhiều lời đồn?
Mình nghĩ điều đó đúng. Tinh thần và nghị lực của người trẻ Nhật cao, họ chăm chỉ và tích cực làm việc và hễ làm việc gì là đặt hết trách nhiệm vào nó. Chưa bao giờ mình thấy họ trễ giờ hay để việc quá hạn… nếu có chỉ là những chuyện khẩn cấp. Chính vì thế mà cuộc sống hơi đây khá áp lực. Ai cũng đòi hỏi bản thân phải nỗ lực hết mình để không bị tụt lùi. Nhưng mình nghĩ, đó là cơ hội để mình rèn luyện bản thân.- Vậy theo bạn, sự khác biệt lớn nhất trong quan điểm sống giữa người trẻ Việt và người trẻ Nhật là gì?
Theo mình, cái người Nhật hơn chúng ta và rất nhiều nước khác là ý thức. Rất khó để tìm thấy thùng rác trên đường phố nhưng mình lại chưa từng thấy một mẩu rác ngoài đường. Bên Nhật, mình phải học cách phân loại rác nên nhiều khi có rác, bạn bè thường đùa nhau là “ém rác” trên người và mang về nhà bỏ. Mình nghĩ riêng điều này, chúng ta phải học hỏi họ rất nhiều.
- Những điều đó liệu có níu chân bạn ở lại Nhật vĩnh viễn?
Hiện tại mình chưa có dự định và mơ ước gì xa xôi, chỉ mong có nhiều trải nghiệm thực tế ở nhiều nước, không chỉ riêng xứ hoa anh đào.- Trong khi bạn vi vu khám phá nước Nhật thì Khánh Vy – cô bạn nổi tiếng cùng thời- đã gặt hái được rất nhiều thành tích trên đất Việt đấy?
Mình chưa bao giờ có ý định so sánh bản thân với các bạn khác bởi, đối với mình, các bạn rất giỏi và có những điểm mạnh khác nhau. Mình rất khâm phục bạn ấy, một năm qua đạt được nhiều thành tích đáng nể. Còn mình, trước mắt muốn có những trải nghiệm thực tế ở nhiều nước và học hỏi được nhiều điều từ con người họ, không chỉ về kiến thức mà còn về cách sống. Mình chưa giỏi nên còn phải học nhiều!
2016 được xem là một năm đầy biến động của “ hot girl Olympia” Phạm Tường Lan Thy (sinh năm 1998, TP.HCM) khi vừa “nổi đình nổi đám” với hình ảnh xinh đẹp trên sân khấu “Đường lên đỉnh Olympia”, lại vừa gây thất vọng với bảng điểm “thảm hại” trong kỳ thi tốt nghiệp. Trở thành du học sinh của trường Đại học Quốc tế Tokyo (Nhật Bản) với học bổng toàn phần trị giá 850.000 Yên/năm, gần một năm trở lại đây, “hot girl Olympia” khá “im hơi lặng tiếng”. Từ một cô gái cởi mở và năng động, sau những ồn ào vừa qua, Lan Thy khá khép mình trên mạng xã hội.
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với hot girl Olympia Lan Thy, nghe cô chia sẻ về cuộc sống gần một năm qua tại xứ xở hoa anh đào:
- Sau những ồn ào vừa qua, dường như Lan Thy rất dè dặt với dư luận. Cuộc sống tại đất nước mặt trời mọc của bạn thế nào?
Sau một kỳ học, mình rất thích cuộc sống ở đây. Người Nhật tốt, thân thiện và ý thức cao. Ngoài ra, mình còn có những người bạn quốc tế rất thân thiện, hòa đồng và mình học được nhiều từ họ, đặc biệt là sự bình tĩnh giải quyết các tình huống.
- 18 tuổi, một mình sống và học tập nơi xa xứ hẳn không dễ dàng với cô gái “sinh ra từ ống nghiệm”, không biết đi xe đạp và chưa từng sang đường một mình?
Đúng là cuộc sống của một du học sinh không hề đơn giản, mình phải chi tiêu hợp lý, phải tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí. Có những cái trước giờ mình chưa hề đụng tay làm như: quản lý tiền điện nước, tiền ga, tiền nhà, mua đồ, nấu ăn… thì bây giờ phải học cách làm hết. Bên cạnh đó, sự bất đồng ngôn ngữ ở Nhật cũng đem lại khó khăn lớn, phải xoay sở nhiều để hòa nhập với mọi người. Nhưng mình là một cô gái may mắn, được cộng đồng du học sinh Việt trong trường giúp đỡ nhiều. Các anh chị nhiệt tình đến mức cùng mình đi làm thẻ ngân hàng, mua sim điện thoại, đi thăm thú nhiều nơi mà không hề than phiền gì cả. Mặc dù không có ba mẹ bên cạnh nhưng vẫn phải sống thật tốt, không thể bỏ lơ cuộc sống của mình được. Dù gặp nhiều trắc trở thế nào, mình cũng cố gắng tự giải quyết. Mình cũng thuộc dạng nói nhiều nên không quá khó khăn để hòa nhập với mọi người.
- Lần đầu rời xa vòng tay ba mẹ, Lan Thy có những trải nghiệm đặc biệt gì?
Ở Nhật, cũng có những lúc mình đi chơi khuya. Trước đây, mình phải có mặt ở nhà trước 9 giờ tối, dù đi học đi chơi. Giờ giới nghiêm ba mẹ đặt ra là 10 giờ tối. Sang đây, mình đi nhiều nơi, thậm chí ra ngoài thành phố. Lần đầu mình chơi qua đêm là dịp Halloween. Hôm đó, mình và nhóm bạn lỡ chơi quá 12 giờ đêm, không có tàu trở về nên đành ngủ tại một quán ăn (cười). Lần khác là hôm Giao thừa, tụi mình cũng lỡ chơi hơi muộn. Dù kịp bắt chuyến tàu đêm về nhà nhưng vẫn tha hồ tận hưởng cái lạnh thấu xương, mặc ba áo vẫn run cầm cập. Đó là những trải nghiệm thú vị trong cuộc đời mình. Tất nhiên, mình luôn biết đâu là giới hạn.
- Chọn Nhật là đất nước du học bởi khâm phục con người nơi này, một năm qua, bạn đã khám phá được những gì ở họ?
Điều mình ấn tượng nhất là tinh thần của người Nhật: họ bình tĩnh và ý thức cao. Mình còn nhớ một lần đi tàu, vô tình để quên ipad trong giỏ xe trước cửa ga tàu. Đến lúc lên tàu mình mới phát hiện ra và hai tiếng sau quay trở lại, chiếc ipad vẫn nằm nguyên chỗ đó. Mỗi lần mình muốn qua đường, chỉ cần nhấn đèn báo cho người đi bộ, các phương tiện sẽ dừng lại. Thậm chí, buổi tối họ còn tắt đèn xe để người sang đường không bị chói mắt. Đó là những cái mình rất hâm mộ người Nhật.
- Nghe nói, người trẻ Nhật học và làm việc với cường độ lớn, chính vì thế cuộc sống của họ rất áp lực chứ không đáng mơ ước như nhiều lời đồn?
Mình nghĩ điều đó đúng. Tinh thần và nghị lực của người trẻ Nhật cao, họ chăm chỉ và tích cực làm việc và hễ làm việc gì là đặt hết trách nhiệm vào nó. Chưa bao giờ mình thấy họ trễ giờ hay để việc quá hạn… nếu có chỉ là những chuyện khẩn cấp. Chính vì thế mà cuộc sống hơi đây khá áp lực. Ai cũng đòi hỏi bản thân phải nỗ lực hết mình để không bị tụt lùi. Nhưng mình nghĩ, đó là cơ hội để mình rèn luyện bản thân.
- Vậy theo bạn, sự khác biệt lớn nhất trong quan điểm sống giữa người trẻ Việt và người trẻ Nhật là gì?
Theo mình, cái người Nhật hơn chúng ta và rất nhiều nước khác là ý thức. Rất khó để tìm thấy thùng rác trên đường phố nhưng mình lại chưa từng thấy một mẩu rác ngoài đường. Bên Nhật, mình phải học cách phân loại rác nên nhiều khi có rác, bạn bè thường đùa nhau là “ém rác” trên người và mang về nhà bỏ. Mình nghĩ riêng điều này, chúng ta phải học hỏi họ rất nhiều.
- Những điều đó liệu có níu chân bạn ở lại Nhật vĩnh viễn?
Hiện tại mình chưa có dự định và mơ ước gì xa xôi, chỉ mong có nhiều trải nghiệm thực tế ở nhiều nước, không chỉ riêng xứ hoa anh đào.
- Trong khi bạn vi vu khám phá nước Nhật thì Khánh Vy – cô bạn nổi tiếng cùng thời- đã gặt hái được rất nhiều thành tích trên đất Việt đấy?
Mình chưa bao giờ có ý định so sánh bản thân với các bạn khác bởi, đối với mình, các bạn rất giỏi và có những điểm mạnh khác nhau. Mình rất khâm phục bạn ấy, một năm qua đạt được nhiều thành tích đáng nể. Còn mình, trước mắt muốn có những trải nghiệm thực tế ở nhiều nước và học hỏi được nhiều điều từ con người họ, không chỉ về kiến thức mà còn về cách sống. Mình chưa giỏi nên còn phải học nhiều!