Quốc phục thi hoa hậu quốc tế: Phá cách đến đâu là vừa?

Google News

(Kiến Thức) - Sáng tạo hay cách tân quốc phục thi hoa hậu quốc tế là điều cần thiết, nhưng phải giữ được vẻ đẹp của trang phục, cũng như cái hồn của dân tộc. Nhiều quốc phục của đại diện Việt Nam từng gây tranh cãi.

>>> Mời quý độc giả xem video "Bùi Phương Nga trình diễn trang phục truyền thống tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế". Nguồn Youtube/ Siêu thị giải trí:
Những quốc phục gây tranh cãi vì "tham" chi tiết
Dĩ nhiên, không phải bộ quốc phục nào mỗi khi được lựa chọn cho các đại diện của Việt Nam đi chinh chiến ở đấu trường nhan sắc quốc tế cũng đều nhận được những lời khen ngợi. Bởi vì quốc phục thi hoa hậu quốc tế mà thí sinh mang đến được xem là góp phần quan trọng trong việc quảng bá và giới thiệu nét văn hóa truyền thống đặc trưng nhất của đất nước mình nên càng cần phải được lựa chọn kỹ càng.
Tuy vậy, quá "lạm dụng" trong việc đưa cái đặc trưng vào trang phục khiến nhiều khi bị "phản tác dụng". Mới đây, "Bánh mì" - một trong 6 mẫu thiết kế được đem ra để lựa chọn cho Hoa hậu H’Hen Niê mang tới Miss Universe 2018 - gây nhiều chú ý nhất vì đây là bộ trang phục dân tộc thi quốc tế đầu tiên lấy cảm hứng từ ẩm thực Việt Nam, lại là một món ăn dân dã như bánh mì đường phố.
Quoc phuc thi hoa hau quoc te: Pha cach den dau la vua?
H'Hen Niê diện trang phục "bánh mì 10K". Ảnh: BTC. 
Bộ trang phục này bao gồm phần khung tròn được H'Hen Niê đeo ngang hông, trên đó chất đầy những "ổ bánh mì" và gắn xung quanh là các biển rao bánh "10K", hay câu slogan quen thuộc "Ăn là ghiền". Phụ kiện kèm theo là bông tai cũng hình bánh mì và nón lá. 
Nhiều ý kiến khen ngợi "Bánh mì" khá sáng tạo và độc đáo. Tuy nhiên, không ít người lại nhận xét rằng bộ trang phục này trông hơi "rẻ tiền, hàng chợ" và có phần "dị dị". Thậm chí có khán giả còn nhận xét việc đưa hết các thiết kế lên trên bề mặt khiến "Bánh mì" trông giống thời trang tái chế hơn. 
"Tham" trong việc muốn làm nổi bật lên quá nhiều chi tiết, phá cách trang phục khiến không ít trang phục dân tộc thi hoa hậu quốc tế cũng chịu rất nhiều ý kiến gây nhiều tranh cãi. 
Bộ trang phục dân tộc “Sen vàng Việt Nam” nặng 45kg của NTK Lê Long Dũng mà người đẹp Dương Nguyễn Khả Trang mang đến Hoa hậu Siêu quốc gia 2016 từng gây tranh cãi vì quá rườm rà và rối mắt.
Quoc phuc thi hoa hau quoc te: Pha cach den dau la vua?-Hinh-2
 Bộ trang phục dân tộc “Sen vàng Việt Nam”. 
Khắc phục được nhược điểm rườm rà, quá nhiều chi tiết nhưng một số bộ trang phục lại vướng tranh cãi vì hở hang quá mức. Chiếc váy Lửa thiêng của NTK Long Dũng mà đại diện Việt Nam là Thúy Ngân mang đến cuộc thi Nữ hoàng Du lịch Quốc tế 2011 từng khiến mọi người "ngột thở" vì sự lộ liễu da thịt quá đà, khiến trang phục trở nên phản cảm. 
Quoc phuc thi hoa hau quoc te: Pha cach den dau la vua?-Hinh-3
Thúy Ngân nóng bỏng trong trang phục Lửa thiêng. Ảnh: Quốc Huy. 
Phá cách cũng phải có chừng mực
Quay lại bàn về bộ trang phục "Bánh mì" đang gây tranh cãi, nhà thiết kế Thuận Việt cho biết trên Zing rằng: "Điểm yếu của bộ trang phục Bánh mì là chất liệu của chiếc áo và kỹ thuật cắt may. Chiếc áo thiếu chi tiết làm điểm nhấn, cũng như các phụ kiện, chiếc nón lá và đôi giày tôi nghĩ nên thay đổi, cần chỉn chu và công phu hơn".
"Rẻ tiền hay đắt tiền, hàng chợ hay hàng cao cấp phụ thuộc vào cách thể hiện bộ trang phục. Có thể mọi người không hài lòng vì trang phục chưa hoàn hảo và chỉn chu", Thuận Việt nhận xét.
Từ đó đặt câu hỏi vậy lựa chọn trang phục như thế nào cho phù hợp và phá cách đến đâu là vừa? Quốc phục - trang phục dân tộc mà đại diện Việt Nam mang đến đấu trường nhan sắc quốc tế không nhất thiết phải là áo bà ba, áo tứ thân, hoặc váy yếm, nhưng trang phục đó phải mang tính biểu tượng và làm nổi bật được nét văn hoá đặc trưng của cả cộng đồng. Rõ ràng áo dài đang làm được điều đó khi rất nhiều lần được bạn bè quốc tế khen ngợi. 
Quoc phuc thi hoa hau quoc te: Pha cach den dau la vua?-Hinh-4
 NTK Thuận Việt được mệnh danh là người phù phép tinh hoa dân tộc trên những tà áo dài truyền thống. 
Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người thì rất cần thiết trong việc mở rộng chủ đề thiết kế trang phục dân tộc của Việt Nam, đi cùng với đó là sự sáng tạo hơn về chất liệu, kiểu dáng... 
Nhìn ra các nhan sắc thế giới, có thể nhận thấy đại diện của mỗi quốc gia thường chỉ chọn một hình ảnh tiêu biểu của đất nước để đưa vào trang phục. Chẳng hạn như tại cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2015, Hoa hậu Thái Lan gây ấn tượng mạnh khi khoác lên mình chiếc váy lấy cảm hứng từ xe tuk tuk hay đại diện Thái Lan giành giải Trang phục dân tộc đẹp nhất tại Hoa hậu Liên lục địa 2017 với bộ đồ sầu riêng khổng lồ...
Phải khẳng định rằng, sáng tạo hay cách tân là điều cần thiết nhưng vẫn phải giữ được vẻ đẹp và cái hồn mà trang phục muốn hướng tới. Sự cách tân có chừng mực đi kèm với sự sáng tạo cùng ý tưởng giàu tính chiều sâu văn hóa trong mỗi mẫu thiết kế đã, đang và sẽ giúp Việt Nam để lại dấu ấn khó quên trên đấu trường nhan sắc quốc tế.
Minh Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)