“Đừng cho con gái bà gặp con trai tôi nữa”

Google News

Chị thở phù phù, nếu chị không làm vậy, tụi nó lén lút rủ nhau ra quán xá hay đi đâu đó thì sao chị quản lý được? Chị mà không làm vậy, lỡ con trai chị thất tình rớt đại học thì sao?

Chị tôi có duy nhất đứa con trai đặt tên Quý. Là con một nên chị cưng chiều con vô cùng. May mắn là Quý ngoan, ba mẹ chỉ bảo gì cũng lễ phép lắng nghe và làm theo. Nói là ba mẹ chỉ bảo, nhưng thật ra chị giành toàn quyền việc dạy dỗ con, vì như chị nói, đàn ông chỉ nên góp phần khi đứa con cứng đầu cứng cổ, cần đến sự cứng rắn của cha.
Quan điểm này của chị từng là đề tài của phe đàn ông trong nhà, mỗi khi anh trai và anh rể cùng phe khoái chí vì có được cô vợ hết lòng chăm sóc con, thì cha tôi lại lo cháu trai của mình bị ảnh hưởng của mẹ, sợ lớn lên sẽ không được mạnh mẽ.
“Dung cho con gai ba gap con trai toi nua”
 
Trong khi cha tôi khuyên chị nên sắp xếp lại thời gian biểu của Quý sao cho có thêm môn bóng đá hoặc võ thuật, thì chị đáp lời bằng cách mua cây đàn piano. Chị sợ động tác mạnh lỡ ra con trai cưng bị mệt, hoặc đáng sợ hơn nữa là trầy trụa thương tích, còn chơi đàn piano thì không những an toàn mà còn sang trọng, chẳng phải nhiều người mơ cho con mình mà không được đó sao?
Chị tính toán sao cho con luôn được an toàn và “đẳng cấp”, dĩ nhiên chị chẳng tiếc gì, kể cả chấp nhận bị trừ lương thưởng vì việc đưa đón con khiến chị thường xuyên đi trễ về sớm, thậm chí là vắng giữa giờ. Từ chính khóa trên trường cho đến học thêm các môn, Quý lên lớp 12 chị cũng không yên tâm để con tự đi ra đường. Phố xá nườm nượp, lỡ va đụng trúng kẻ hung hăng thì sao?
Bảo bọc con mình hết cỡ vậy, cho nên chị tá hỏa khi hay tin Quý thân thiết với cô bạn cùng lớp tên Thanh Tú. Giờ giấc của Quý chị tỏ rõ từng ly từng tí mà sao lại có khe hở cho chuyện yêu đương tào lao chen vô được?
Chuyện đó không được phép xảy ra. Là chuyện gì? Chị chăm chút quá cho con cưng nên mỗi khi đụng chuyện thì khó ai đoán ra ngay chuyện gì là quan trọng nhất. Câu hỏi của tôi khiến chị bùng lên, lớp 12 mà dính vô yêu đương thì rớt đại học là cái chắc.
Nhưng Quý vẫn chăm chỉ học hành và những bài kiểm tra vẫn điểm tám trở lên, chứng tỏ chuyện yêu đương mà chị cho là tào lao kia chẳng ảnh hưởng mấy, hoặc nói khác hơn là cô bé Thanh Tú đã làm nên sức mạnh kỳ diệu cho con trai chị cố gắng chứng tỏ bản thân. Trái tim tuổi mười tám loạn nhịp trong trường hợp này, thì chị nên thấy may mắn hơn là nổi giận cấm đoán.
Không là không, là không, là không, là không… Cơn sôi sùng sục của chị khiến ai nấy lo lắng chờ đợi một cuộc bùng nổ. Nhưng rồi ai cũng ngớ người khi chị mỉm cười dịu dàng nói với con trai sao không rủ bạn gái về nhà mình chơi, chị xởi lởi mời Thanh Tú ở lại ăn cơm cùng, rồi chị dọn gọn một góc nhà và bày biện thành nơi thuận tiện cho hai đứa ngồi học cùng nhau hằng ngày.
Chị còn bày chuyện thư giãn, hoặc làm bánh, hoặc Quý chơi đàn còn chị và Thanh Tú làm ca sĩ. Rất vui. Cả nhà tôi ai cũng kinh ngạc và ai cũng nhẹ lòng với cách xử sự của chị. Ừ, tình yêu tuổi học trò mà được phụ huynh thông cảm nâng niu vậy là quá đẹp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thế rồi, qua kỳ thi đại học, giấy báo gửi về Quý đậu điểm cao và vào đúng ngôi trường mà chị mong ước. Một buổi chiều, chị gặp tôi và cười mãn nguyện: “Ổn rồi”. Tôi chờ nghe chị giải thích bởi vì bấy lâu nay có thấy gì bất ổn đâu? Chị thở một hơi dài nhẹ nhõm: “Chị vừa tới nhà Thanh Tú gặp má nó”. Tôi chưng hửng, chỉ là tình yêu học trò, đã có gì đâu mà vội gặp người lớn? Hơn nữa, nếu chuyện cần tới người lớn thì hẳn chị đã phải bàn bạc với cả nhà chứ đâu thể một mình đi gặp người ta?
Chị cười thản nhiên: “Chị nói với má nó là đừng cho con gái bà gặp con trai tôi nữa. Con nhỏ đó làm sao xứng với thằng Quý nhà mình phải không em?”. Tôi lặng người không biết nói gì. Chị tỉnh bơ tiếp tục: “Phải nói với người lớn để họ tự ái mà nghiêm cấm con của họ mới được, chứ để lằng nhằng phiền ra. Đại học xong thì chị cho con du học thạc sĩ, tha hồ cơ hội gặp những cô gái xứng đôi vừa lứa”.
Tôi nuốt xuống. Ừ, chị có quyền mong ước cao xa cho tương lai của con trai mình, thậm chí là can thiệp vào chuyện trăm năm. Nhưng vậy thì tại sao bấy lâu nay chị đối xử với Thanh Tú theo cách mà ai cũng cảm thấy là chị thật lòng cảm mến cô bé, ai cũng nghĩ là chị vui lòng chấp nhận và vun đắp tình cảm của hai đứa trẻ giành cho nhau?
Chị thở phù phù, nếu chị không làm vậy, tụi nó lén lút rủ nhau ra quán xá hay đi đâu đó thì sao chị quản lý được? Chị mà không làm vậy, lỡ con trai chị thất tình rớt đại học thì sao?
“Vậy bây giờ chị cấm cản thì con trai chị không thất tình à?” - Tôi hỏi lại. Chị cười: “Chỉ sợ nó buồn rầu thất vọng trước kỳ thi thôi, còn bây giờ xong xuôi rồi thì cứ đợi thời gian chữa lành tất cả”. “Còn con gái người ta thì sao? Chị cho cô bé niềm tin và hy vọng, rồi đập một cú như vậy mà được à?”.
Chị là chị của tôi cho nên tôi rất áy náy, muốn nói với má của Thanh Tú một lời mà chẳng biết nói gì cho nên mỗi khi tình cờ gặp, tôi tìm cách né tránh từ xa. Đâm ra như là tôi có lỗi.
Cũng có lần giáp mặt. Tôi vừa lí nhí xin bỏ qua cho thì má của Thanh Tú nhún vai: “Xảy ra chuyện như vậy tôi cũng mừng cô à, chứ mà làm dâu nhà đó thì sống sao nổi? Hơn nữa, con trai gần hai chục tuổi rồi mà một bước ra đường cũng đợi mẹ chở đi thì e là cái thân mình tự lo còn không xong, nói gì tới mai mốt đỡ đần vợ con”.
Tôi những muốn lặp lại nguyên văn câu nói này cho chị tôi biết, nhưng sợ gây chuyện ồn ào nên tôi đành lặng im.
Theo Nguyên Hương/Phunuonline

>> xem thêm

Bình luận(0)