Những nơi xứng tầm kì quan thế giới nhưng ít ai nghe tên

Google News

Ngoài kim tự tháp Ai Cập hay đền Taj Mahal, chúng ta vẫn còn rất nhiều kiệt tác kiến trúc khác được ít người biết đến.

1. Nhà thờ Hồi giáo Djenné, Mali
Nhà thờ Hồi giáo Djenné 109 tuổi là kiệt tác kiến trúc xây dựng bằng gạch bùn lớn nhất thế giới. Công trình được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1988…Trong lòng thánh đường Djenne có một dãy hành lang cong nằm giữa các bức tường. Mái vòm của hành lang này cao 15m, cho phép quan sát toàn bộ sân hành lễ.
Nhung noi xung tam ki quan the gioi nhung it ai nghe ten
 
Hàng năm, những trận lụt từ sông Bani dâng nước ra khắp thủ phủ Djenné biến thánh đường Djenne thành một hòn đảo nổi giữa biển nước mênh mông. Thánh đường Djenné có nền khá cao trên một khuôn viên rộng đến 5.625m², đủ sức để ngăn chặn các trận lụt có sức tàn phá lớn.
Thánh đường Djenne là một trong những trung tâm học thuật Hồi giáo quan trọng nhất ở châu Phi trong suốt thời kỳ Trung cổ. Ngày nay, hàng ngàn sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đổ về Djenne để học tập và nghiên cứu kinh Koran.
Dù được xây dựng bằng bùn đất nhưng công trình kiến trúc vĩ đại này vẫn đứng vững trước sự thách thức của thời gian.
2. Giếng bậc thang Chand Baori, Ấn Độ
Chand Baori nằm ở ngôi làng Abhaneri tại miền Đông bang Rajasthan (Ấn Độ), là một trong những công trình độc đáo và là một nét đặc trưng của đất nước Ấn Độ. Đó cũng là một trong những công trình giếng bậc thang cổ kính nhất ở Rajasthan, và nó được xem là giếng bậc thang lớn nhất trên thế giới.
Nhung noi xung tam ki quan the gioi nhung it ai nghe ten-Hinh-2
Những bậc thang ngoạn mục dẫn xuống giếng. 
Công trình Chand Baori không giống một cái giếng, cấu trúc của nó có hình vuông và có đến 13 tầng ngầm, 3 mặt của giếng có các đường đi dạng bậc thang nằm song song trên mép tường. Tổng cộng có 35000 bậc thang hẹp được bố trí một cách hoàn hảo từ trên mạnh giếng xuống đáy giếng. Giếng có chiều sâu 20 mét, dưới đáy giếng âm u là một vũng nước có màu xanh lá cây hơi sánh.
Hiện nay, do nguồn nước có màu xanh sánh và không đảm bảo vệ sinh nên giếng không còn được sử dụng. Tuy nhiên, giếng lại trở thành một công trình kiến trúc ấn tượng của Ấn Độ với niên đại hơn 1000 năm tuổi.
Công trình Chand Baori đã từng xuất hiện trong bộ phim “The Fall” (Mùa Thu), ngoài ra còn xuất hiện trong bộ phim bom tấn “The Dark Knight Rises” (Kỵ sĩ bóng đêm).
3. Tòa nhà quốc hội ở thành phố Bucharest, Romania
Tòa nhà Quốc hội Romania hay còn được gọi là Cung Nghị viện Romania, tọa lạc trên đồi Spirii, một quả đồi nổi tiếng ở thủ đô Bucharest. Tòa nhà Quốc hội Romania có chiều rộng 270m, chiều dài 240m, cao 86m và phần ngầm dưới đất sâu 92m, tất cả có 1.100 phòng và 12 tầng nổi, 8 tầng ngầm. Tòa nhà được xây dựng với những đường nét kiến trúc được kết hợp từ nhiều phong cách kiến trúc khác nhau.
Nhung noi xung tam ki quan the gioi nhung it ai nghe ten-Hinh-3
 
Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 1984 và hoàn thành vào năm 1989 với tổng diện tích khuôn viên 365.000 m2. Chiều dài của toàn nhà là 270 mét, chiều rộng là 240 m, chiều cao trên mặt đất là 86 m và chiều sâu dưới mặt đất là 92 m. Tòa nhà được xây dựng với những đường nét kiến trúc được kết hợp từ nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Cung Nghị viện Romania được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness là "tòa nhà hành chính lớn nhất thế giới".
Chỉ tính riêng chi phí điện năng hàng tháng, trong đó là 1 triệu bóng đèn cùng 2.800 chiếc đèn chùm đã lên đến cả triệu Euro. Tòa nhà ngốn lượng điện tương đương một thành phố có 230 nghìn dân, do vậy Cung Nghị viện có cơ sở phát điện riêng đặt dưới tầng hầm sâu nhất hòng bảo đảm sưởi ấm trong mùa đông và làm mát vào mùa hè.
4. Cây cầu cổ Stari Most, Bosnia và Herzegovina
Stari Most (“Cầu cổ xưa”) là một cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Naretva ở thành phố Mostar của Bosnia và Herzegovina. Cầu được người Thổ Nhĩ Kì xây dựng vào năm 1566 và tồn tại trong 427 năm, cho đến khi bị hủy hoại vào năm 1993 trong cuộc chiến tranh của người Bosnia. Sau đó, một dự án được đưa ra để xây dựng lại cây cầu này và cầu được khánh thành vào năm 2004. Cây cầu là công trình kiến trúc nổi bật ở Bosnia.
Nhung noi xung tam ki quan the gioi nhung it ai nghe ten-Hinh-4
 
Cây cầu được xây dựng theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2005. Đây là niềm tự hào của người dân sinh sống 2 bên bờ sông Neretva và trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Một trong những loại hình giải trí du lịch truyền thống là nhảy tự do xuống vùng biển lạnh của sông Neretva từ độ cao 24 - 30 mét của thành cầu.
Cây cầu cổ trở thành điểm du lịch thú vị với người dân địa phương và du khách nước ngoài.
5. Trường thành Kumbhalgarh, Ấn Độ
Nằm gọn trong phạm vi vùng núi Aravali và bao quanh bởi 13 đỉnh núi cao, Kumbhalgarh được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi Maharana Kumbha và là một trong 32 pháo đài do hoàng tộc Rajput của vương quốc Mewar xây dựng. Nó nằm cách thành phố Udaipur 84 km về phía bắc, ở bang Rajasthan, Ấn Độ.
Nhung noi xung tam ki quan the gioi nhung it ai nghe ten-Hinh-5
 
Kumbhalgarh được bao quanh bởi một bức tường độc đáo. Thời cổ đại, nó được gọi là "Vệ binh của tử thần" hay "Con mắt của Mewar". Các bức tường kéo dài 36 km, chiều rộng thay đổi từ 4,5 đến 7,6m. Tài liệu cổ ghi lại rằng 8 con ngựa vừa đủ để có thể đi cạnh nhau trên tường thành. Công trình này phải mất một thế kỷ để hoàn thành.
Mặc dù xảy ra các cuộc chiến tranh nhưng nó không bị hư hại đáng kể. Những bức tường khổng lồ tại Kumbhalgarh rất kiên cố và bất khả xâm phạm. Nhiều người ví Kumbhalgarh như bức Vạn Lý Trường Thành ở Ấn Độ.
6. Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah, Iran
Đây là một kiệt tác kiến trúc của kiến trúc Iran Safavid, nhà thờ Hồi giáo được xây dựng giữa 1602 và 1619. Một kiến trúc xây dựng thêm rất bất thường vì nhiều lý do. Nó không có tháp hoặc sân trong, có thể là do thực tế các nhà thờ Hồi giáo này không được sử dụng với mục đích công cộng, chỉ là nơi thờ phụng cho các phụ nữ của hậu cung của vua.
Nhung noi xung tam ki quan the gioi nhung it ai nghe ten-Hinh-6
 
Một điểm đặc biệt khác là mái vòm sử dụng loại ngói tinh xảo đổi màu theo thời gian trong ngày, từ màu kem dần sang màu hồng.
Bên trong khu thờ, bạn sẽ không khỏi trầm trồ bởi thiết kế phức tạp của các họa tiết trang trí chạm khảm tô điểm trên tường. Một vài cửa sổ mắt cáo đặt trên cao, đón ánh nắng lọt qua tạo nên sự chuyển biến kì diệu và liên tục của ánh sáng và bóng tối.
7. Pháo đài Derawar, Pakistan
Nằm giữa sa mạc Cholistan của Pakistan, pháo đài Derawar được coi là một kỳ quan quân sự của nền văn minh Ấn Độ thời Trung cổ. Pháo đài gồm 40 tháp canh khổng lồ được kết nối bằng các đoạn tường thành, tạo nên tuyến phòng thủ dài 1.500 m và cao tới 30 m.
Nhung noi xung tam ki quan the gioi nhung it ai nghe ten-Hinh-7
 
Điều ngạc nhiên là rấ ít người, kể cả ở Pakistan biết đến sự tồn tại của công trình kì vĩ này. Khách đến đây phải thuê người dẫn đường băng qua một vùng sa mạc hẻo lánh mới có thể đến được pháo đài Derawar. Ngoài ra, du khách cũng phải được sự cho phép của tiểu vương mới được vào tham quan công trình này.
Mời quý độc giả xem video:
Theo VnTinnhanh

Bình luận(0)