Đất nước kỳ lạ, nơi phụ nữ thoải mái tắm tiên và sự thực “dị”...

Google News

(Kiến Thức) - Đối với người dân ở đất nước Nepal, tắm ngoài trời đã trở thành một thói quen, được hình thành từ khi thơ bé. Những người phụ nữ Nepal cũng sẽ không vì thế mà cảm thấy xấu hổ.

Nằm ở chân phía Nam của dãy Himalaya, đất nước Nepal là một đất nước 80% người dân làm nông nghiệp. Có nền kinh tế tụt lại phía sau thế giới trong nhiều thập kỷ, đây cũng là quốc gia duy nhất không có đèn giao thông trên khắp đất nước.
Phương tiện giao thông chính ở đất nước Nepal là xe ngựa, xe bò, người dân địa phương cũng thoải mái, cởi mở, thậm chí, phụ nữ có thể "tắm tiên" - tắm ngoài trời mà không hề ngại ngần hay xấu hổ.
Dat nuoc ky la, noi phu nu thoai mai tam tien va su thuc
 
Tập tục sinh hoạt này của phụ nữ Nepal khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên, đặc biệt là các du khách. Họ cảm thấy khó hiểu và ngượng ngùng khi nhìn thấy những phụ nữ thoải mái tắm ngoài trời tại những con sông, con suối, thác nước. Tuy nhiên, đối với người dân nơi đây, tắm ngoài trời đã trở thành một thói quen, được hình thành từ khi thơ bé. Những người phụ nữ Nepal cũng sẽ không vì thế mà cảm thấy xấu hổ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn vùng đất thiêng cấm phụ nữ, trẻ em và động vật giống cái lui tới. Nguồn video: Vietnamnet

Nhiều người nghĩ rằng phụ nữ Nepal có thể thoải mái tắm ngoài trời mà không gặp bất cứ sự chỉ trích nào, có lẽ họ sẽ rất sung sướng và được tôn trọng. Thế nhưng, đáng buồn là phụ nữ Nepal không hề sung sướng như nhiều người vẫn nghĩ. Họ vẫn bị phân biệt đối xử, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
Dat nuoc ky la, noi phu nu thoai mai tam tien va su thuc
 
Theo tìm hiểu, vì cho rằng kinh nguyệt của phụ nữ là thứ máu dơ bẩn, nên tất cả những phụ nữ Nepal khi đến tháng đều không được phép ngủ trong nhà, phải ra ở riêng trong một túp lều hoang vắng. Họ cũng không được chạm vào cây cối hay vật nuôi vì người ta cho rằng điều đó sẽ làm cây chết và những con vật đau ốm. Vì hủ tục này, nhiều cô gái Nepal đã phải sống điều kiện thiếu thốn, bẩn thỉu, chật chội, nhiều rủi ro. Có người còn thiệt mạng vì nhiễm trùng máu.
Vào năm 2015, tòa án tối cao ở Nepal đã quyết định cấm hủ tục này. Tuy nhiên, tại các vùng nông thôn, vùng núi, mọi thứ chuyển biến hết sức chậm chạp.
Kiều Dụ (Theo TM)

>> xem thêm

Bình luận(0)