Kỳ thú khối ngọc lục bảo khổng lồ nặng gần 1,5kg

Google News

Nga tìm thấy khối ngọc lục bảo khổng lồ nặng gần 1,5kg trị giá 70.000 USD.

Một khối ngọc lục bảo nặng gần 1,5kg vừa được tìm thấy ở mỏ quặng Malyshevsky thuộc vùng Sverdlovsk của Nga dưới sự khai thác của Công ty Cổ phần Mariinskoye Priisk thuộc Tập đoàn công nghệ cao Rostec của Nga.
 Khối ngọc lục bảo được giữ nguyên hình dáng.
Đây là khối đá quý lớn nhất được khai thác ở mỏ này suốt 10 năm trở lại đây.
Các chuyên gia ước tính viên ngọc có kích thức 14cm x 7cm này có trị giá vào khoảng 4 triệu rúp (70.000 USD).
Evgeny Vasilevsky - Giám đốc mỏ Malyshevsky cho biết: "Tinh thể này đã được khai thác với sự tỉ mỉ và vẫn giữ được hình dạng ban đầu của nó".
Ông Vasilevsky cho biết, những nhân viên tham gia việc khai thác này đã được trao một khoản thưởng trị giá 250.000 rúp.
Người dứng đầu ngành Công nghiệp và Khoa học của vùng Sverdlovsk (nơi chứa mỏ đá quý Malyshevsky) - ông Sergei Perestoronin tin rằng đây không phải là hòn đá quý hiếm cuối cùng được khai thác từ mỏ này.
 Khối ngọc lục bảo ước có giá 70.000 USD (khoảng 1,5 tỷ đồng).
Ngọc lục bảo là loại đá quý thứ ba có giá trị nhất sau kim cương và hồng ngọc. Điều này cho phép khối ngọc lục bảo mới được tìm thấy ở Nga còn có thể có giá lớn hơn.
Mỏ Malyshevsky là mỏ khai thác lớn nhất châu Âu. Rostec đầu tư một quỹ 5 tỷ rúp (88 triệu USD) cho công ty Cổ phần Mariinskoye Priisk để khai thác các mỏ đá quý và đá bán quý mới, bao gồm ngọc lục bảo, alexandrit và beri.
 Khối ngọc lục bảo được khai thác chi tiết tinh vi nên đã lấy được vẹn nguyên hình dạng từ trong mỏ.
Công ty Rostec đang nuôi tham vọng hiện đại hóa hệ thống sản xuất hiện tại cùng với việc giới thiệu công nghệ mới. Đến năm 2018, mỏ Malyshevsky sẽ được khai thác hết công suất, với lượng quặng 400 tấn/năm. Các mỏ trầm tích có thể vượt quá 60 tấn.
Theo các chuyên gia công nghiệp, giá của ngọc lục bảo tăng khoảng 10% mỗi năm. Chúng đặc biệt được các nhà sưu tập ở châu Âu, Trung Quốc và Mỹ săn lùng. Colombia hiện là nhà sản xuất ngọc lục bảo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50-95% sản lượng toàn cầu.
Theo Đất Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)