Hé lộ nguyên nhân nền văn minh Maya huyền bí sụp đổ

Google News

Theo các nhà khoa học, hạn hán kéo dài chính là nguyên nhân khiến nền văn minh Maya ngàn năm tuổi huyền bí bị tuyệt diệt.

Theo Daily Mail, người Maya từng thống trị mạnh mẽ và phồn thịnh Trung và Nam Mỹ đến năm 800, sau CN. Họ đã xây dựng nên nhiều đền đài và kim tự tháp hùng vĩ nhưng tất cả đã bị xóa sổ vào năm thứ 1000, sau CN. Thế kỷ 16, vào thời điểm người Tây Ban Nha tiến hành chinh phạt mảnh đất này, những gì còn sót lại chỉ là rừng dây leo trên những thành phố đá vôi bị bỏ hoang.
He lo nguyen nhan nen van minh Maya huyen bi sup do
Tàn tích còn sót lại của nền văn minh Maya vĩ đại sau những trận hạn hán kéo dài. Ảnh: Nick Evans. 
Rất nhiều giả thuyết được ra nhằm hợp lý hóa sự bốc hơi của một nền văn minh Maya vô cùng vĩ đại, như ngoại quốc xâm lăng, chiến tranh, bệnh tật hay sự sụp đổ của nền thương mại. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Cambridge và Đại học Florida đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục, cho rằng hạn hán kéo dài chính là nguyên nhân tàn phá nền văn minh kỳ vĩ này.
He lo nguyen nhan nen van minh Maya huyen bi sup do-Hinh-2
Hồ Chichancanab, nơi các nhà khoa học lấy mẫu nước nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây lụi tàn nền văn minh Maya. Ảnh: Mark Brenner. 
Họ đã thu thập những mẫu nước ở Hồ Chichancanab, Mexico - nơi vết tích của thành phố cổ còn sót lại, để tiến hành đo đạc các đồng vị của nước trong thạch cao. Khi thạch cao hình thành, các phân tử nước sẽ bám vào kết cấu tinh thể của chúng. Như thế, các nhà nghiên cứu có thể thông qua thứ nước này để xác định các đồng vị khác nhau của nước có mặt trong hồ cổ tại thời điểm nền văn minh lụi tàn.
Nick Evans, nghiên cứu sinh tại Khoa Khoa học Trái đất của Trường Cambridge cho biết: “Trong thời kỳ hạn hán, nước từ các hồ như Chichannab bốc hơi nhiều. Vì các đồng vị nước bốc hơi nhanh hơn nên trở nên nặng hơn. Các đồng vị như Oxy-18 hay Hyro-2 xuất hiện nhiều chính là dấu hiện chỉ ra từng có một thời kỳ hạn hán ở kéo dài ở đây.
”Bằng cách lập bản đồ tỉ lệ các đồng vị khác nhau chứa trong mỗi lớp thạch cao, các nhà khoa học có thể xây dựng thành công mô hình ước tính những thay đổi trong quá khứ về lượng mưa và độ ẩm tương tối trong thời kỳ nền văn minh Maya sụp đổ. Những phép đo đã hé lộ đợt hạn hán ở Bắc Yucatan trong thời kỳ này rất trầm trọng, lượng mưa liên tục giảm từ 41% đến 54%, đỉnh điểm giảm đến 70%. Được biết đây là nghiên cứu đầu tiên đưa dùng phương pháp thống kê định tính lượng mưa và độ ẩm trong thời kỳ suy thoái của nền văn minh cổ đại" - GS David Hodell, Giám đốc Phòng thí nghiệm Godwin của Đại học Cambridge nhận định
Theo Lan Hương/PLO

>> xem thêm

Bình luận(0)