Giải bí ẩn của loài cây “cô đơn” nhất thế giới

Google News

(Kiến Thức) - Loài cây "cô đơn" nhất thế giới này là “nhân chứng sống” duy nhất biết được chính xác khi nào thì thời đại Anthropocene (thế Nhân Sinh) bắt đầu, nắm giữ chìa khóa quan trọng cho câu trả lời về sự phát triển của loài người.

Do sống ở nơi vô cùng hẻo lánh không người sống thuộc đảo Nam Cực nên loài cây này được các nhà khoa học coi là cây "cô đơn" nhất trên Trái Đất. Nó là cây Sitka, là một loài cây hạt trần thuộc họ Thông.
 
Ở "quê hương" của những cây này, cây gần nhau nhất cách tới 200 km. Loài cây này nắm giữ chìa khóa quan trọng cho câu trả lời về sự phát triển của loài người, là “nhân chứng sống” duy nhất biết được chính xác khi nào thì thời đại Anthropocene (thế Nhân Sinh) bắt đầu.
Kỷ lục Guiness thế giới đã công nhận loài cây Sitka sống ở hòn đảo New Zealand là cây cô đơn nhất, một cây khác thuộc loài này cũng sống rất xa (200 km) trên đảo Auckland.
Mời quý vị xem video: Cây quýt cổ thụ cả trăm tuổi
Các nhà khoa học của Đại học Keele (Anh) phát hiện ra một lượng lớn carbon phóng xạ tạo bởi vụ thử nghiệm hạt nhân ở bán cầu Bắc bên trong lõi cây Sitka và được“chữa lành” nhờ quá trình quang hợp của cây.
Những chất này được tìm thấy ở phần sâu nhất, chắc nhất của thân cây và cành cây như một bằng chứng không thể chối cãi về việc con người đã tác động đến hành tinh của mình rất kinh khủng.
Lưu Thoa (theo BBC)

>> xem thêm

Bình luận(0)