Chuyện lạ hôm nay: Nơi nhà tù là thiên đường và lý do xót xa

Google News

(Kiến Thức) - Ở đây, nhà tù trở thành nơi nương tựa, được ví như thiên đường với những người phụ nữ cao tuổi cô độc giữa chính gia đình mình. Họ được tự do và không còn phải lo nghĩ...

Câu chuyện tưởng hoang đường nhưng có thật ở đất nước Nhật Bản, một quốc gia có tỷ lệ dân số già hóa cao nhất thế giới. Tội phạm cao tuổi ở đây có tỉ lệ rất cao, ở mức cao hơn rất nhiều so với các nhóm tội phạm khác, đặc biệt là phụ nữ.
Được biết, với nhiều người cao tuổi ở Nhật, nhà tù trở thành nơi nương tựa, được xem như thiên đường của họ. Ở đó, họ không phải lo nghĩ gì, có đủ 3 bữa ăn/ngày. Họ lựa chọn giải pháp ăn cắp vặt để được vào tù, không sống lệ thuộc vào con cái.
Những người cao tuổi này cô đơn, lạc lõng trong chính gia đình mình, họ phải tìm đến nhà tù làm nơi nương tựa. Rất nhiều người sau khi chịu án phạt xong, vì muốn quay lại sống trong tù lại tiếp tục tái phạm.
 
Bà T, 80 tuổi, lần thứ 4 vào tù, từng phải chịu án 2 năm rưỡi vì ăn cắp trứng cá tuyết, các loại hạt giống và một cái chảo chia sẻ: "Trước tôi không bao giờ nghĩ đến việc ăn cắp. Tôi chỉ nghĩ về công việc, làm thật chăm chỉ. Tôi để dành tiền cho con trai đi học đại học. 6 năm trước, chồng tôi bị đột quỵ và sau đó chỉ nằm một chỗ. Đó là một gánh nặng về cả vật chất lẫn tinh thần đối với tôi...".

Mời quý vị xem video: 13 điều chỉ có tại Nhật Bản

Bà O, 78 tuổi, nhận án phạt 1 năm 5 tháng vì đã ăn cắp đồ uống, cà phê, trà, một viên cơm, một trái xoài nói: "Nhà tù là nơi nương tựa của tôi, là nơi tôi cảm thấy thư thái và thoải mái...".
Theo thống kê, từ năm 1980 đến năm 2015, số lượng người cao niên phải sống một mình đã tăng lên đến 6 lần, với con số gần 6 triệu người.
Cuộc khảo sát của chính phủ Nhật Bản vào năm 2017 cũng chỉ ra, hơn một nửa số người cao niên bị bắt vì tội ăn cắp vặt đều đang sống một mình và hơn 40% không có gia đình hoặc hiếm khi nói chuyện với người thân.
“Trong nhà có một người già như có một báu vật”, "kính lão đắc thọ" đều là những câu nói  nói lên tầm quan trọng của người già trong gia đình, nhưng cuộc sống hiện đại cùng những bon chen khiến chúng ta không còn cảm nhận được người già quan trọng như thế nào và trân trọng họ. Tôn trọng và thiện đãi người già, chúng ta sẽ có tương lai tốt đẹp, cũng là yếu tố quyết định đến nhân cách của một con người.
Lưu Thoa (theo Bloomberg)

>> xem thêm

Bình luận(0)