Tọa lạc trên tuyến đường Võ Văn Kiệt, quận 1 TP.HCM, khu chợ Nga đặc biệt này có tổng diện tích lên đến 2.000 m2.Chợ được thành lập vào năm 2000 bởi một du học sinh từng học tập ở Nga (Liên Xô cũ), đến nay chợ đồ Nga đã tồn tại được hơn 20 năm. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).Khu chợ là một tòa nhà 3 tầng, bao gồm gần 200 gian hàng của các tiểu thương. Nơi này được thiết kế theo kiến trúc Điện Kremlin - biểu tượng quyền lực của chính quyền Nga. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).Trước đại dịch Covid-19, khu chợ độc đáo này mỗi ngày tiếp đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua đồ. (Nguồn ảnh: Tripadvisor).Mặt hàng chính được bán ở đây là quần áo, đặc biệt là các loại áo ấm như măng tô, áo phao, áo len dày…Được biết, toàn bộ sản phẩm được bày bán tại khu chợ này đều được sản xuất tại Việt Nam với chất lượng cao và giá thành phải chăng. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).Trong những ngày lao đao vì dịch bệnh, một số chủ cửa hàng còn giảm giá hàng hóa để đẩy hàng đi nhanh hơn. Chẳng hạn, 1 chiếc áo phao giữ nhiệt được giảm giá chỉ còn từ 400.000 đồng/cái. (Nguồn ảnh: Hồng Phúc).Do khí hậu ở Sài Gòn nóng quanh năm nên người mua ở đây chủ yếu là khách ngoại quốc, hoặc khách trong nước sắp đi đến những vùng lạnh như du học sinh, người xuất khẩu lao động. (Nguồn ảnh: Tripadvisor).Đặc biệt, chợ chủ yếu bán đồ cho người ngoại quốc nên có rất nhiều quần áo cỡ lớn giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn. (Nguồn ảnh: Hồng Phúc).Ngoài quần áo và đồ giữ nhiệt, một trong những sản phẩm bán chạy nhất trong chợ Nga là trứng cá hồi nhập khẩu từ Nga, theo sau là gia vị, rượu Vodka… (Nguồn ảnh: Hồng Phúc).Nhiều gian hàng trong chợ dùng biển hiệu song ngữ Việt – Nga. Tiểu thương phần lớn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, một số người nói được cả tiếng Nga. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).Chợ Nga sau gần 20 năm hình thành đã trở thành một điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch TP HCM. Chợ khá sầm uất, nhất là vào dịp cuối tuần, nhiều đơn vị du lịch đã đưa chợ vào tour mua sắm. (Nguồn ảnh: Tripadvisor).Trước đây, dù không phải cuối tuần nhưng các lối đi tại chợ Nga, nhất là khu vực ra vào vẫn có 9-10 khách. Tiểu thương cho biết, vào cuối tuần lượng khách sẽ đông hơn. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).Tuy nhiên những năm gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các đường bay quốc tế đều đang tạm ngưng nên việc buôn bán tại chợ Nga gặp nhiều khó khăn, khách đến mua áo ấm ngày càng thưa thớt. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).Anh Thanh Hà - một chủ gian hàng tiết lộ, năm 2020 "đóng băng" đã khiến anh lỗ vài trăm triệu đồng. Anh và những người đi buôn khác cũng lo lắng áo ấm chỉ bán được vài ngày trước Tết cho người dân đi du lịch trong nước. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).
Tọa lạc trên tuyến đường Võ Văn Kiệt, quận 1 TP.HCM, khu chợ Nga đặc biệt này có tổng diện tích lên đến 2.000 m2.
Chợ được thành lập vào năm 2000 bởi một du học sinh từng học tập ở Nga (Liên Xô cũ), đến nay chợ đồ Nga đã tồn tại được hơn 20 năm. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).
Khu chợ là một tòa nhà 3 tầng, bao gồm gần 200 gian hàng của các tiểu thương. Nơi này được thiết kế theo kiến trúc Điện Kremlin - biểu tượng quyền lực của chính quyền Nga. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).
Trước đại dịch Covid-19, khu chợ độc đáo này mỗi ngày tiếp đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua đồ. (Nguồn ảnh: Tripadvisor).
Mặt hàng chính được bán ở đây là quần áo, đặc biệt là các loại áo ấm như măng tô, áo phao, áo len dày…
Được biết, toàn bộ sản phẩm được bày bán tại khu chợ này đều được sản xuất tại Việt Nam với chất lượng cao và giá thành phải chăng. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).
Trong những ngày lao đao vì dịch bệnh, một số chủ cửa hàng còn giảm giá hàng hóa để đẩy hàng đi nhanh hơn. Chẳng hạn, 1 chiếc áo phao giữ nhiệt được giảm giá chỉ còn từ 400.000 đồng/cái. (Nguồn ảnh: Hồng Phúc).
Do khí hậu ở Sài Gòn nóng quanh năm nên người mua ở đây chủ yếu là khách ngoại quốc, hoặc khách trong nước sắp đi đến những vùng lạnh như du học sinh, người xuất khẩu lao động. (Nguồn ảnh: Tripadvisor).
Đặc biệt, chợ chủ yếu bán đồ cho người ngoại quốc nên có rất nhiều quần áo cỡ lớn giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn. (Nguồn ảnh: Hồng Phúc).
Ngoài quần áo và đồ giữ nhiệt, một trong những sản phẩm bán chạy nhất trong chợ Nga là trứng cá hồi nhập khẩu từ Nga, theo sau là gia vị, rượu Vodka… (Nguồn ảnh: Hồng Phúc).
Nhiều gian hàng trong chợ dùng biển hiệu song ngữ Việt – Nga. Tiểu thương phần lớn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, một số người nói được cả tiếng Nga. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).
Chợ Nga sau gần 20 năm hình thành đã trở thành một điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch TP HCM. Chợ khá sầm uất, nhất là vào dịp cuối tuần, nhiều đơn vị du lịch đã đưa chợ vào tour mua sắm. (Nguồn ảnh: Tripadvisor).
Trước đây, dù không phải cuối tuần nhưng các lối đi tại chợ Nga, nhất là khu vực ra vào vẫn có 9-10 khách. Tiểu thương cho biết, vào cuối tuần lượng khách sẽ đông hơn. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).
Tuy nhiên những năm gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các đường bay quốc tế đều đang tạm ngưng nên việc buôn bán tại chợ Nga gặp nhiều khó khăn, khách đến mua áo ấm ngày càng thưa thớt. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).
Anh Thanh Hà - một chủ gian hàng tiết lộ, năm 2020 "đóng băng" đã khiến anh lỗ vài trăm triệu đồng. Anh và những người đi buôn khác cũng lo lắng áo ấm chỉ bán được vài ngày trước Tết cho người dân đi du lịch trong nước. (Nguồn ảnh: daichiensk.com).