Nằm cách thành phố Thượng Hải hơn 1 giờ đi tàu về phía Nam, Nghĩa Ô là một thành phố nội địa với 1,2 triệu dân. Theo ABC News, từ thành phố này, gần 2/3 số đồ trang trí Giáng sinh của cả thế giới sẽ được sản xuất.
Tại “Làng Giáng sinh” Nghĩa Ô của Trung Quốc, mùa hè là thời gian sản xuất cao điểm. Những chiếc mũ ông già Noel, đèn LED trang trí và kim tuyến đều được sản xuất tại đây.
|
Một xưởng sản xuất cây thông Noel ở Nghĩa Ô. (Ảnh: ABC News) |
Khoảng giữa tháng 9/2016 đến tháng 8/2017, 600 xưởng và nhà máy quanh thành phố tạo ra số sản phẩm có giá trị tương đương 3 tỉ USD. Theo một số phân xưởng, các đơn đặt hàng của họ chủ yếu đến từ Mỹ, còn lại được vận chuyển đến Nga, Mỹ Latinh và trong Trung Quốc để trang trí nhà.
Dù Giáng sinh không phải là một ngày lễ chính thức tại Trung Quốc, song ngày càng có nhiều người hòa chung vào tinh thần của ngày lễ. Điều này khiến cho số đồ trang trí sản xuất tại Nghĩa Ô ngày càng nhiều hơn.
Theo ABC News, Nghĩa Ô là nơi hiện tượng “Made in China” bắt đầu. Chỉ vài năm sau thời kì cải cách và mở cửa đầu những năm 1980 ở Trung Quốc, chợ Nghĩa Ô hình thành và cung cấp cho thế giới đủ mọi loại mặt hàng đồ chơi, đồ trang trí, đồ gia dụng nhỏ, đồ lót, ô và phụ kiện ô tô.
Với 13.000 cư dân thường trú là người nước ngoài, cộng thêm nhiều thương gia thường xuyên đi lại giữa Nghĩa Ô và châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á, thành phố này đang trở thành một trong những nơi đa dạng và khác biệt nhất Trung Quốc.
|
Phóng viên ABC News đi thăm khu Chợ Nghĩa Ô. (Ảnh: ABC News) |
|
Tại Nghĩa Ô, ngày nào cũng là giáng sinh. (Ảnh: Dave Tacon/Al Jazeera) |
|
Thành phố cung cấp đồ trang trí giáng sinh cho 2/3 thế giới, chủ yếu là Mỹ. (Ảnh: Dave Tacon/Al Jazeera) |
|
Công nhân bên những cây thông Noel phủ "tuyết" trắng xóa. (Ảnh: Dave Tacon/Al Jazeera) |
|
Mùa bận rộn nhất ở đây là tháng 6 và tháng 7. (Ảnh: Dave Tacon/Al Jazeera) |
|
Với hàng nghìn người nước ngoài sinh sống, Nghĩa Ô là một vùng có văn hóa đa dạng. (Ảnh: Dave Tacon/Al Jazeera) |
|
Dù nắm giữ thị phần lớn, họ cũng đang phải cạnh tranh với những nơi sản xuất khác với giá thành và nhân công rẻ hơn. (Ảnh: Dave Tacon/Al Jazeera) |