Nằm ở trung tâm thành phố, khu vực sầm uất của Thủ Đô, nhưng ngay trong mùa cao điểm mua sắm cuối năm, chợ Hôm (Hà Nội) đìu hiu, vắng khách.Các ki-ot trong chợ mở cửa rất muộn. 10 giờ sáng, chợ Hôm vẫn vắng lặng, người ra vào thưa thớt, ít cả khách, lẫn tiểu thương. Cả hai tầng của khu chợ im lìm, cửa cuốn đóng chặt, bạt phủ kín nhiều quầy kệ.Những ki-ot đã dọn hàng thì cũng vắng khách. Mỗi quầy chỉ có 1 người trông hàng, nhiều chủ quầy không thuê nhân viên.Chủ ki-ot Thảo Anh nằm ở tầng 2 chợ Hôm cho biết, thời tiết chuyển lạnh, khách vắng, nhiều chủ quầy mở hàng muộn. Dù chợ vắng nhưng các tiểu thương bám trụ, tìm cách bán thêm trên mạng xã hội.Tiểu thương lo lắng, chợ ngày càng vắng người qua lại, không thể tìm được khách mới, chỉ có thể duy trì bán cho các mối quen.Tình cảnh vắng vẻ tương tự cũng diễn ra tại chợ Hàng Da, thậm chí có phần đìu hiu hơn, khi một phần của khu chợ nằm ở tầng hầm. Tiểu thương lo ngại, lối vào hầm nằm khuất, người vào chợ phải gửi xe, trả phí trông xe... nên càng khó tiếp cận khách.Bạt phủ kín nhiều gian hàng, tiểu thương rao sang nhượng.Không chỉ khu hàng thời trang, mà các kiot bán thực phẩm tươi sống cũng ìm lìm đóng cửa.Chủ quầy thực phẩm Minh Phương (chợ Hàng Da) cho biết, mỗi ngày chỉ dám nhập 5 kg thịt lợn, nhưng tới gần trưa vẫn còn nguyên.Theo bà Phương, người dân giảm chi tiêu, chợ truyền thống đã khó bán, mà chợ kiểu mới càng khổ hơn. Nếu cứ tình hình này, thì dù cận Tết hay cuối năm, chợ cũng không có khách. Người vào xem chỉ lác đác khách du lịch, tìm đồ lưu niệm.Trong số các chợ truyền thống nổi tiếng trung tâm Hà Nội, tình cảnh tại chợ Đồng Xuân có phần khá khẩm hơn. Du khách trong nước, quốc tế ghé tham quan khu chợ, nhiều khách sỉ ở các tỉnh xung quanh cũng về nhập hàng cho dịp cuối năm.Phu hàng tại chợ Đồng Xuân bận rộn hơn vào dịp cuối năm. Tuy nhiên công việc đã ít đã đáng kể, khiến lượng người còn bám trụ lại chợ giảm đi.
Nằm ở trung tâm thành phố, khu vực sầm uất của Thủ Đô, nhưng ngay trong mùa cao điểm mua sắm cuối năm, chợ Hôm (Hà Nội) đìu hiu, vắng khách.
Các ki-ot trong chợ mở cửa rất muộn. 10 giờ sáng, chợ Hôm vẫn vắng lặng, người ra vào thưa thớt, ít cả khách, lẫn tiểu thương. Cả hai tầng của khu chợ im lìm, cửa cuốn đóng chặt, bạt phủ kín nhiều quầy kệ.
Những ki-ot đã dọn hàng thì cũng vắng khách. Mỗi quầy chỉ có 1 người trông hàng, nhiều chủ quầy không thuê nhân viên.
Chủ ki-ot Thảo Anh nằm ở tầng 2 chợ Hôm cho biết, thời tiết chuyển lạnh, khách vắng, nhiều chủ quầy mở hàng muộn. Dù chợ vắng nhưng các tiểu thương bám trụ, tìm cách bán thêm trên mạng xã hội.
Tiểu thương lo lắng, chợ ngày càng vắng người qua lại, không thể tìm được khách mới, chỉ có thể duy trì bán cho các mối quen.
Tình cảnh vắng vẻ tương tự cũng diễn ra tại chợ Hàng Da, thậm chí có phần đìu hiu hơn, khi một phần của khu chợ nằm ở tầng hầm. Tiểu thương lo ngại, lối vào hầm nằm khuất, người vào chợ phải gửi xe, trả phí trông xe... nên càng khó tiếp cận khách.
Bạt phủ kín nhiều gian hàng, tiểu thương rao sang nhượng.
Không chỉ khu hàng thời trang, mà các kiot bán thực phẩm tươi sống cũng ìm lìm đóng cửa.
Chủ quầy thực phẩm Minh Phương (chợ Hàng Da) cho biết, mỗi ngày chỉ dám nhập 5 kg thịt lợn, nhưng tới gần trưa vẫn còn nguyên.Theo bà Phương, người dân giảm chi tiêu, chợ truyền thống đã khó bán, mà chợ kiểu mới càng khổ hơn. Nếu cứ tình hình này, thì dù cận Tết hay cuối năm, chợ cũng không có khách. Người vào xem chỉ lác đác khách du lịch, tìm đồ lưu niệm.
Trong số các chợ truyền thống nổi tiếng trung tâm Hà Nội, tình cảnh tại chợ Đồng Xuân có phần khá khẩm hơn. Du khách trong nước, quốc tế ghé tham quan khu chợ, nhiều khách sỉ ở các tỉnh xung quanh cũng về nhập hàng cho dịp cuối năm.
Phu hàng tại chợ Đồng Xuân bận rộn hơn vào dịp cuối năm. Tuy nhiên công việc đã ít đã đáng kể, khiến lượng người còn bám trụ lại chợ giảm đi.