Vụ vắc xin rởm “rúng động” Trung Quốc: Chính phủ cấp tốc vào cuộc

Google News

Hàng trăm nghìn liều vắc-xin cho trẻ em Trung Quốc được phát hiện có vấn đề gây hoang mang cho người dân nước này trong những ngày qua.

Rúng động bê bối vắc xin Trung Quốc
Tổng cục Giám sát và quản lý thực phẩm và dược phẩm quốc gia Trung Quốc (CFDA) vừa phát động cuộc điều tra đối với công ty Changchun Changseng Life Sciences Limited (công ty công nghệ sinh học Trường Sinh) ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm và phát hiện công ty này làm giả các thông tin dữ liệu sản xuất vắc-xin và tiến hành thu hồi hàng loạt vắc-xin chưa sử dụng do công ty này sản xuất.
Khủng hoảng vắc-xin Trung Quốc đang gây hoang mang lớn cho người dân nước này. Ảnh: Shutterstock. 
Các thành viên đứng đầu của công ty bao gồm cả chủ tịch đã bị cảnh sát bắt giam và cho biết họ đã bắt đầu điều tra hình sự chính thức tại công ty này.
Trong tiếng Trung từ “Changsheng” có nghĩa là “trường sinh”.
“Ở đất nước chúng tôi, tôi có thể tin tưởng như thế nào? Chính điều này khiến chúng tôi thất vọng thêm lầ nữa. Niềm tin đã sụp đổ. Đây là điều vô trách nhiệm trước sự sống của mọi người”, một người dùng cho biết.
Nhiều loại vắc-xin thậm chí đã sẵn sàng có mặt trên thị trường và tiêm phòng cho trẻ em Trung Quốc trong chương trình tiêm chủng bắt buộc quốc gia. Một số vắc-xin đã được thu hồi, tuy nhiên không có thông tin nào hiện tại cho biết các vắc-xin đã được sử dụng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của những đứa trẻ đã được tiêm.
Một phụ huynh tên Zhen, tỉnh Hà Bắc, nói trên CNN rằng, họ thật sự lo lắng khi cô con gái 6 tuổi đã được tiêm phòng ở đây.
“Tôi vô cùng thất vọng. Tôi phải chờ đợi kết quả chính thức”, Zhen nói.
Theo phụ huynh này, cô đã ủng hộ tất cả các sản phẩm của Trung Quốc mà không hề “hám” đồ ngoại như nhiều cha mẹ khác.
“Tuy nhiên, sự việc này đã làm cho tôi lo lắng thực sự. Điều này thực sự làm mất lòng tin của người dân Trung Quốc vào nhãn hiệu quốc gia.”, Zhen cho biết.
Vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc cũng đã phát hiện một vụ bê bối vắc-xin nghiêm trọng. Cục Giám sát Dược phẩm quốc gia đã phát hiện Sở Nghiên cứu chế phẩm sinh học Vũ Hán đã bán 400.520 ống vắc-xin kém chất lượng cho tỉnh Trùng Khánh và Hà Bắc. Cho dù không rõ bao nhiêu trẻ em được tiêm chủng loại vắc-xin này nhưng hiện cơ quan này vẫn chưa phải chịu hình phạt nào.
Ít nhất hai loại vắc-xin khác nhau do công ty công nghệ sinh học Trường Sinh ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm sản xuất đã có vấn đề.
Hãng thông tân Xinhua cho biết, ít nhất 113.000 liều vaccine phòng dại được cho là không đạt tiêu chuẩn.
Trong một tuyên bố, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm tỉnh Cát Lâm cho biết công ty công nghệ sinh học Trường Sinh đã bán ra 253,338 liều vắc-xin DPT cho Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh Sơn Đông không đạt tiêu chuẩn.
Hiện 8 tỉnh và thành phố của Trung Quốc đã được thông báo ngừng sử dụng loại vắc-xin bệnh dại của công ty Trường Sinh, trong khi 4 tỉnh thành khác tuyên bố chưa từng sử dụng loại vắc- xin này. Cũng chưa xác định liệu các cơ quan kiểm soát dịch bệnh khác có liên quan đến vụ việc trên hay không.
Chính phủ vào cuộc
Từ châu Phi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố đây là cuộc khủng hoảng vắc-xin nghiêm trọng và khẳng định, việc đảm bảo an toàn dược phẩm là trách nhiệm của Chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên tiếng và mô tả đây là sự việc “thấp hèn và gây sốc”.
Ngày 22/7, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thông báo sẽ có cuộc điều tra toàn diện về quá trình sản xuất và phân phối vắc-xin và cảnh báo vụ việc đã “phá vỡ nhân phẩm đạo đức con người”
“Chính phủ sẽ kiên quyết trừng phạt tất cả các hành động bất hợp pháp gây hại đến cuộc sống người dân”, tuyên bố nêu rõ.
Khủng hoảng vắc-xin sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc xây dựng niềm tin cho người dân trong lĩnh vực an toàn dược phẩm.
Một tuyên bố cho biết, họ rất xấu hổ và cảm thấy có tội sau vụ việc này.
“Công ty Trường Sinh sẽ phải học được bài học và phải thực hiện các biện pháp khắc phục sửa chữa triệt để”, tuyên bố nêu rõ.
Công y Trường Sinh đã bị phạt 507.843 USD trong vụ việc này.
Tờ Global Times cho biết, quá trình kiểm soát vắc-xin an toàn cho người dân luôn là phép thử cho quá trình quản trị đất nước hiện đại.
Tờ China Daily cho biết, tính minh bạch là điều cần thiết nếu muốn công chúng tin tưởng.
“Chính phủ Trung Quốc cần phải nhanh chóng xác minh các thông tin sau vụ việc này và nhanh chóng công bố kết quả cho công chúng”, tờ China Daily viết.
Vụ bê bối vắc-xin là cuộc khủng hoảng gây nhiều tranh cãi nhất gần đây liên quan đến các sản phẩm “made in China” kém chất lượng.
Vào năm 2008, khoảng 300.000 trẻ sơ sinh phát bệnh sau khi uống sữa bột nhiễm độc. Điều này đã gây chấn động toàn cầu khiến cho người dân Trung Quốc đổ xô đi tìm sữa ngoại.
Sau đó vài năm, trong báo cáo năm 2015.gần một nửa các nhà máy chế biến thực phẩm của Trung Quốc vẫn không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế./.
Theo Hồng Nhung/Tổ quốc

>> xem thêm

Bình luận(0)