Vì sao ngày nào cũng tắm mà vẫn kỳ ra ghét?

Google News

(Kiến Thức) - Rất nhiều người sẽ có chung một thắc mắc: Vì sao hàng ngày đã tắm sạch dù không vận động nhiều, không đi ra ngoài sao vẫn tiếp tục sinh ghét?

Hiện tượng này là do tắm chưa đúng cách, tắm chưa sạch hay cơ thể đang có vấn đề gì? Thực ra đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của cơ thể. Cho dù chúng ta có nằm im một chỗ trong phòng kín không bụi thì cơ thể vẫn bài tiết và trao đổi chất bình thường.
Tế bào chết, chất nhờn, mồ hôi và bụi chính là thành phần chính của ghét. Cơ thể liên tục trao đổi chất và bài tiết và mắt thường có thể nhìn thấy rõ nhất chính là kỳ ra ghét mỗi khi tắm. Bề mặt da và lỗ chân lông sẽ hô hấp, đồng thời sẽ là nơi thải bã nhờn và chất độc hãi qua hiện tượng toát mồ hôi.
>>> Mời độc giả xem video: "Gợi ý mẹo hay tiết kiệm nước khi tắm" tại đây. Nguồn: YouTube/PMC.
Vì sao ghét trên người luôn xuất hiện không hết?
Sự trao đổi chất cũng như quá trình hô hấp của da được diễn ra liên tục. Tuy hôm nay bạn tắm sạch sẽ đến mấy thì đến ngày mai chúng lại xuất hiện trở lại như cũ và không bao giờ hết.
Cho dù bạn có vận động hay không thì mồ hôi vẫn "âm thầm" bài tiết. Chỉ cần sự thay đổi nhẹ của thân nhiệt hoặc cảm xúc đều dẫn đến việc tiết mồ hôi, chỉ có điều chúng ta không nhận ra được hoặc không để ý. Đặc biệt là khi ngủ, chúng ta không kiểm soát được thân nhiệt, nhịp tim cũng có thể tăng lên hoặc giảm đi cũng sẽ khiến cơ thể bài tiết mồ hôi.
Lớp sừng chính là tầng bảo vệ da, có tác dụng giảm bớt sự mất nước của cơ thể, duy trì độ ẩm thích hợp cho da, hơn nữa còn giúp phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Nếu bạn tắm không đúng cách và kỳ cọ quá mạnh cũng sẽ làm hỏng lớp sừng bảo vệ da sẽ khiến da trở nên mẫn cảm thậm chí sẽ xuất hiện những tia máu dưới da, da sẽ khô và trở nên ngứa ngáy khó chịu
Tắm thế nào cho sạch và an toàn
Không kỳ cọ mạnh khi tắm
Bình thường, bề mặt da với tuyến bã nhờn, tuyến bài tiết mồ hôi và các tế bào biểu mô sẽ tạo thành một màng bảo vệ. Ngoài ra còn có một lớp biểu bì tính axit dày khoảng 0,1 mm, có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các tia gây hại xâm nhập vào trong da. Đây là lớp “da chết” được thay thế với tốc độ chậm, nhanh nhất cũng cần 10 ngày. Nếu khi tắm bạn cọ xát da liên tục hay lau mạnh với khăn sẽ dễ phá hỏng lớp tế bào sừng biểu bì, khiến da trở nên khô, mẩn ngứa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây viêm nang lông, nhọt, sưng và các bệnh ngoài da khác.
Buổi sáng, bạn nên tắm vòi sen lạnh, hoặc luân phiên chuyển từ tắm nước ấm sang lạnh để giúp lưu thông máu đến toàn bộ cơ thể nhưng tắm nước lạnh sau khi tắm gần xong sẽ giúp tác động mạnh đến các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự lưu thông và có thể giúp tránh các triệu chứng tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch, mụn trứng cá và xơ cứng động mạch…
Nếu mục đích để rèn luyện sức khoẻ thì nên tắm nước lạnh vào buổi sáng. Mùa đông nên tắm trong phòng kín, lúc đầu chỉ nên dùng khăn mặt tẩm nước lạnh lau từng phần cơ thể. Khi cơ thể đã quen dần với lạnh và có cảm giác sảng khoái mới nên tắm toàn thân bằng nước lạnh.
Tắm kết hợp xoa bóp, massage sẽ rất có lợi cho sức khoẻ. Dùng khăn ẩm chà xát lưng, ngực, hai tay và hai chân. Về mùa đông, không nên tắm quá lâu, sau khi tắm xong phải ủ ấm ngay.
Nếu tắm buổi tối, bạn nên tắm nước ấm. Cơ thể sạch sẽ, thơm tho và thoải mái cũng giúp thư giãn, cho 1 giấc ngủ sâu hơn. Cho dù tắm lúc nào thì mỗi lần tắm không nên tắm quá lâu sẽ khiến d
a mất đi lớp nhờn giữ ẩm tự nhiên.
Tuyết Mai (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)