Vì sao không nên tự nhổ răng sữa cho bé?

Google News

Nhiều trường hợp tự nhổ răng phải vào viện cấp cứu do không dứt khoát nên chiếc răng gẫy, trẻ bị chảy máu kéo dài, viêm nhiễm vùng nhổ răng do bố mẹ không vệ sinh tay trước khi nhổ răng cho con…

85% trẻ nhỏ sâu răng sữa
Rất nhiều gia đình có con nhỏ đang ở độ tuổi thay răng sữa, khi răng sữa lung lay nhiều bậc cha mẹ liền khích lệ bé tự nhổ răng, thậm chí phụ huynh còn quyết định…tự làm “bác sĩ” cho con.
Vi sao khong nen tu nho rang sua cho be?
Ảnh minh họa. 
Đã rất nhiều trường hợp nhổ thành công nhưng nhiều trường hợp phải vào viện cấp cứu do không dứt khoát nên chiếc răng gẫy, trẻ bị chảy máu kéo dài, viêm nhiễm vùng nhổ răng do bố mẹ không vệ sinh tay trước khi nhổ răng cho con…
Tiềm ẩn những nguy cơ và biến chứng
Ths.Bs Lương Minh Hằng bộ môn răng trẻ em Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt, viện đào tạo răng hàm mặt đại học Y Hà Nội, cho biết: Trẻ tự nhổ răng sữa tại nhà có những nguy cơ như: không nhổ hết toàn bộ răng, chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài, nhiễm trùng do không sát khuẩn dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi nhổ răng, nuốt phải chiếc răng vừa nhổ do thao tác nhổ không phù hợp, trẻ bị “đau” và “ám ảnh”, sợ việc khám chữa răng sau này.
Ngoài ra, thời điểm trẻ thay răng sữa cũng là lúc các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, nếu trẻ được đưa tới phòng khám để nhổ răng thì bác sĩ có thể đồng thời thăm khám việc mọc lên của những răng vĩnh viễn (mọc có đúng trình tự không, có đủ chỗ trên xương hàm cho răng phát triển không, những răng mới mọc có dấu hiệu bệnh lý gì không, có bất thường hay không…). Nếu trẻ tự nhổ răng sữa tại nhà thì bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm.
Trường hợp nào tuyệt đối không được tự ý nhổ răng tại nhà
Các chuyên gia về răng hàm mặt cho biết, đã có trường hợp bệnh nhi cấp cứu Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt do nhổ răng tại nhà. Vì vậy, có một số trường hợp tuyệt đối không được nhổ răng sữa tại nhà rất nguy hiểm đến tính mạng.
Ths.Bs Hằng, chia sẻ; những trẻ có bệnh toàn thân (như tiểu đường tuýp 1) nếu tự ý nhổ răng tại nhà sẽ không kiểm soát được khả năng cầm máu sau khi nhổ răng, có nguy cơ nhiễm trùng cao. Những trẻ mang bệnh tim mạch có nguy cơ viêm nội tâm mạc, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay truyền nhiễm…thì việc nhổ răng phải có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa nhi, tim mạch, răng hàm mặt…phải tuân thủ phác đồ khánh sinh nghiêm ngặt trước và sau khi nhổ răng.
Bác sĩ trước khi nhổ răng cũng phải khai thác kĩ lưỡng tiền sử của trẻ, bệnh sử nha khoa và bệnh lý toàn thân để có phương pháp nhổ răng phù hợp cho từng trường hợp riêng biệt. Trẻ đang sốt cao, đang có viêm lợi cấp, tai chân miệng thì không nhổ răng cho đến khi hết các triệu chứng toàn thân và tại chỗ.
Cách chăm sóc răng sữa trước và sau khi nhổ răng
Chia sẻ về cách chăm sóc răng sữa trước và sau khi nhổ, Ths. BS Hằng cho biết, khi răng sữa đến tuổi thay sinh lý và có dấu hiệu bắt đầu lung lay thì bố mẹ có thể giúp bé tác động lực vào răng để đẩy nhanh quá trình thay răng.
Bố mẹ có thể rửa sạch tay hoặc quấn gạc vào ngón trỏ lung lay chiếc răng theo chiều trong ngoài, lực tăng dần theo ngày cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn thì trẻ nhổ răng sẽ bớt được cảm giác đau và khó chịu.
Sau khi nhổ răng sữa bác sĩ sẽ cho trẻ cắn bông (gạc) trong vòng 15-20 phút, bố mẹ nên nhắc trẻ cắn chặt gạc, nuốt nước bọt bình thường, không dùng lưỡi đá vào chỗ răng mới nhổ để tránh chảy máu kéo dài, ăn đồ mềm và nguội, vệ sinh răng miệng như thường ngày.
Nếu có hiện tượng chảy máu kéo dài không cầm, sưng đau tại vùng nhổ răng, sốt và các dấu hiệu toàn thân khác thì liên hệ ngay với bác sĩ.
Theo Sức khỏe Đời sống

>> xem thêm

Bình luận(0)