Vạch mặt những nguyên nhân có thể gây nổ túi ngực

Google News

(Kiến Thức) - Một số trường hợp phải tháo bỏ túi ngực sau khi nâng vì có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Túi độn ngực bị nổ, vỡ do nhiều nguyên nhân.

1. Túi độn kém chất lượng, rẻ tiền là nguyên nhân chính
Túi độn kém chất lượng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra biến chứng nổ túi ngực. Vào năm 2012, Pháp từng phải ra quyết định thu hồi toàn bộ số túi độn silicon từ công ty sản xuất Poly Implant Prothese (PIP) sau khi có quá nhiều ca hỏng ngực do dùng sản phẩm của công ty này. PIP đã sử dụng silicon công nghiệp thay vì silicon dùng cho y tế trong túi độn của mình. Đó là lý do khiến túi độn của PIP rất dễ bị rò rỉ, vỡ trong quá trình sử dụng.
Vach mat nhung nguyen nhan co the gay no tui nguc
Túi độn kém chất lượng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra biến chứng nổ, vỡ ngực.  
Ngoài Pháp thì Brazil cũng cấm các trung tâm y tế dùng loại túi này và Bộ Y tế của Đức, Venezuela khuyến cáo người từng sử dụng nên tới cơ sở y tế tháo bỏ sản phẩm của PIP khỏi cơ thể để tránh những biến chứng xấu.
2. Nhiều nguyên nhân khác gây vỡ, nổ ngực bơm
Một số trường hợp, ngay cả khi đã dùng túi độn ngực loại tốt cũng không tránh khỏi tai họa vỡ, nổ ngực. Hiện tượng vỡ túi độn trong "âm thầm" bạn sẽ không cảm thấy điều gì bất thường cho tới khi chụp chiếu. Trong trường hợp đó, khối silicon sẽ ngấm ngầm vỡ, bục cho tới khi người sử dụng cảm thấy có dấu hiệu bất thường và như thế ảnh hưởng sức khỏe sẽ khó lường và lâu dài hơn.
Ví dụ như trường hợp của một phụ nữ Trung Quốc. Cô đã phải tìm đến bác sĩ để kiểm tra và chữa trị vì thấy vùng bụng cứ ngày một to ra còn vùng ngực lại teo lại, 3 năm trước cô từng thực hiện ca phẫu thuật nâng ngực.
Vach mat nhung nguyen nhan co the gay no tui nguc-Hinh-2
Túi độn ngực nên thay sau khoảng 10 - 15 năm. 
Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân dẫn tới vỡ, nổ ngực giả: Có thể do áp suất không khí ở độ cao nhất định, do chèn ép lâu hoặc mạnh, do bị vật cứng đâm thủng, nhiễm trùng…. Khi chất dịch chảy ra, người bệnh sẽ thấy sưng đau, nhức nhối trong cơ thể bởi silicon có thể gây kích ứng.
Silicon khiến các mô sợi trong ngực bị viêm nhiễm, nó cũng có thể gây ra hiện tượng xơ cứng hay u ở vú. Tuy nhiên, may mắn là theo nghiên cứu của trung tâm thẩm mỹ Mayo, người ta không tìm thấy mối liên quan giữa hiện tượng nổ ngực bơm và ung thư vú.
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm FDA Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên chụp MRI 3 năm sau khi thực hiện ca phẫu thuật. Sau mỗi 2 năm nên tiếp tục chụp chiếu để phát hiện biến chứng sớm.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)