Từ vụ học sinh Gateway tử vong, cách nào phòng tránh ngạt khí trên ô tô?

Google News

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ việc học sinh bị bỏ quên trên xe trường Gateway tử vong thương tâm, các ông bố bà mẹ lái xe cần chú ý phòng tránh những nguy cơ có thể để lại trẻ trên xe.

Tình trạng những em bé bị bỏ lại trong xe một mình bị tử vong do ngạt khí như vụ học sinh trường Gateway tử vong cũng không phải là hiếm. 
Mỗi năm, trung bình có tới 40 trẻ em thiệt mạng vì bị “bỏ quên” trong những chiếc xe đỗ trong thời tiết nắng nóng, oi ả. Đó là con số thống kê tính riêng tại nước Mỹ khiến nhiều bậc cha mẹ phải giật mình. Trong những vụ việc đó, có những trường hợp là do bố mẹ bỏ quên con trên xe ô tô mà không hề hay biết, có những trường hợp là do bố mẹ cố tình bỏ con trên xe để đi giải quyết công việc của mình mà khi quay trở lại xe thì chuyện đáng tiếc đã xảy ra.
Đối với trẻ em, tử vong do sốc nhiệt xảy ra kể cả khi xe đỗ trong bóng râm. Thân nhiệt của trẻ em có thể tăng nhanh hơn gấp 3 đến 5 lần so với người lớn. Sốc nhiệt xảy ra khi thân nhiệt vượt quá 40 độ C và nếu đạt mức gần 42 độ C có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, giải pháp cho tình huống này chỉ là lời khuyên dành cho tất cả các ông bố, bà mẹ lái xe ô tô là cần quan tâm, chú ý tới con mình, không để lại mình con trên xe. Cẩn thận hơn nữa, trước khi rời khỏi xe thì nên kiểm tra lại trong xe, tránh để quên con trên ô tô hay để quên những đồ vật dễ gây cháy nổ.
Tu vu hoc sinh Gateway tu vong, cach nao phong tranh ngat khi tren o to?
Đẻ tránh con bị ngạt khí trên ô tô, các bậc phụ huynh cần quan tâm, chú ý tới con mình, không để lại mình con trên xe.  
Điểm chung của nhiều vụ tử vong trong xe ô tô là việc lái xe đóng cửa kính khi ngủ trên xe nên khả năng bị chết ngạt rất cao. Do cửa kính đóng kín, lượng ô xy trong khoang cabin của xe giảm dần, trong khi người ngủ trên xe đang ngủ say nên không thể phản ứng và từ từ lịm đi rồi tử vong.
Trên thực tế, trường hợp bật điều hòa ngủ trên ô tô thường chỉ được các lái xe cơ quan, công ty hoặc những người không quan tâm tới chuyện tốn xăng mới áp dụng và xác định ngủ trong một thời gian ngắn. Đa số các lái xe còn lại, đặc biệt là lái xe taxi, việc bật điều hòa, kéo kín kính khi ngủ là điều xa xỉ, nên giải pháp duy nhất là chốt cửa, hạ cửa kính như đã nêu trên. Tuy nhiên, nếu cần phải ngủ lại ở trong xe ô tô, tài xế lái xe cần chú ý những điều sau:
- Chọn nơi thoáng đãng không khí lưu thông tốt. Đặc biệt tránh đỗ xe trong không gian chật hẹp, bí khí bởi trong trường hợp này ngay cả mở hết cửa xe bạn vẫn có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ động khí CO thải từ động cơ.
- Việc bật điều hòa nhưng lấy gió trong cũng khiến lượng oxy trong xe giảm dần. Theo một chuyên gia kỹ thuật ô tô, ở những xe đời mới, điều hòa sẽ tự động lấy gió ngoài bổ sung dù người điều khiển chọn chế độ lấy gió trong. Dẫu vậy, việc đóng kín cửa và bật điều hòa lấy gió trong rồi ngủ trong ô tô vẫn tiềm nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.
Cách sơ cứu khi có người bị ngạt trong xe ô tô
Không chỉ đối với trường hợp ngạt khí trong xe ô tô, mà trong nhiều hoàn cảnh khác có thể chúng ta cũng phải đối mặt với tình huống bị ngạt khí trong phòng kín hoặc ở nơi đông người... Vì vậy việc trang bị cho mình những kiến thức sơ cứu khi bị ngạt khí là rất cần thiết.
Tu vu hoc sinh Gateway tu vong, cach nao phong tranh ngat khi tren o to?-Hinh-2
 
Cơ hội sống sót của nạn nhân bị ngạt khí phụ thuộc vào thời gian được đưa tới bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thì chỉ có 4 phút để hành động. Sau đó mỗi phút cơ hội sống của nạn nhân sẽ giảm đi 10%. Khi thấy có người bị ngạt khí, cần mở hết các cửa để không khí tràn vào và đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc, nhanh chóng đưa tới bệnh viện để cấp cứu, hạn chế di chứng. Người đến cấp cứu nạn nhân cũng cần nhanh chóng gọi thêm người hỗ trợ, đề phòng bị ảnh hưởng khí độc. Quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)