Thời điểm tuyệt đối không nên ngủ kẻo đột tử

Google News

Giấc ngủ quan trọng nhưng có những thời điểm tuyệt đối không được ngủ kẻo cảm lạnh, thậm chí có thể bị đột tử.

1. Những dấu hiệu cảnh báo đột tử

Lo lắng là một dấu hiệu cảnh báo đột tử

Lo lắng không chỉ là triệu chứng của bệnh tim mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác. Nhồi máu cơ tim có thể gây ra sự lo lắng quá mức và cảm giác sợ chết.

Có những dấu hiệu chóng mặt hoặc bất tỉnh

Nhồi máu cơ tim cấp có thể gây ra chóng mặt hoặc nặng hơn nữa là bất tỉnh. Chóng mặt còn có thể do tình trạng rối loạn nhịp tim nặng gây ra. Ngoài ra, bệnh nhân có thể lên cơn co giật.

Mệt mỏi kèm theo khó thở

Bạn có thể bị mệt mỏi do áp lực công việc, thiếu ngủ. Nhưng mệt mỏi do bệnh tim có biểu hiện khác. Năng lượng dự trữ sẽ chỉ còn đến giữa ngày, và bạn có thể mệt mỏi ngay cả khi làm những việc nhẹ nhàng, như ngồi vào bàn và tập trung làm việc. Điều này cho thấy tim bạn đang phải gắng sức để bơm máu và đảm bảo nhu cầu hoạt động.

Thoi diem tuyet doi khong nen ngu keo dot tu

Triệu chứng khác đi kèm mệt mỏi là thở dốc. Khi tim không bơm máu hiệu quả, máu có thể ứ lại trong lòng mạch và dịch có thể thoát vào phổi dẫn tới khó thở, xảy ra sau khi leo vài đợt cầu thang hoặc đi một đoạn ngắn.

Tiếng tim đập bất thường hoặc to

Nghe thấy tiếng tim đập trong phòng yên tĩnh không chỉ là đáng sợ mà còn cảnh báo vấn đề đáng lo ngại. Tiếng tim bất thường hoặc to là những dấu hiệu có vấn đề ở van tim mà bạn cần cảnh giác, một tình trạng có thể dẫn tới những rối loạn tim sau này.

2. Thời điểm không nên đi ngủ kẻo dễ bị đột quỵ nhất

Khi tức giận

Các chuyên gia về giấc ngủ cho biết, cảm xúc trước khi ngủ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ.

Khoảng 1 tiếng - 1 tiếng rưỡi trước khi ngủ bạn cần tránh cảm xúc lo lắng, tức giận. Việc tức giận, lo lắng khi ngủ còn có thể làm tăng hoạt động của tim khiến bạn bứt rứt, khó chịu.

Cách tốt nhất để có 1 giấc ngủ ngon lại tránh gây hại cho sức khỏe chính là giải quyết hết suy nghĩ tiêu cực trước khi đi ngủ.

Khi đang quá no hoặc quá đói

Việc đi ngủ trong lúc quá no hoặc quá đói cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Theo bác sĩ Michael Breus - nhà tâm lý học lâm sàng, việc bạn đi ngủ lúc đói sẽ khiến lượng đường trong máu giảm dễ gây mất cơ hoặc làm bạn thức giấc lúc nửa đêm, buổi sáng thức dậy hay mệt mỏi, khó chịu.

Trong trường hợp đi ngủ khi đang no thì dạ dày sẽ bị căng lên, cơ hoành vô tình chèn ép gây cản trở hoạt động của tim.

Người thường xuyên đi ngủ khi quá no sẽ dễ mắc bệnh dạ dày hoặc chứng phù thũng trên cơ thể.

Do đó, bạn nên đi bộ hoặc vận động nhẹ trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Khi say rượu

Thói quen say rượu là đi ngủ tưởng tốt cho sức khỏe nhưng thực tế lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

Theo các chuyên gia, người say rượu thường hay buồn nôn, nôn mửa mất kiểm soát, lúc này nếu đang ngủ trong tư thế nằm ngửa sẽ dễ làm cho thức ăn bị trào ngược vào khí quản có thể gây nghẹt thở hoặc đột tử.

Đối với người say nằm sấp thì gặp khó khăn trong việc hô hấp, các cơ quan trong cơ thể không có đủ oxy vì vậy cũng dễ tử vong vì nghẹt thở.

Khuyến cáo của các chuyên gia, sau khi uống say, hãy ngồi nghỉ ngơi 1 thời gian nhất định sau đó mới đi ngủ hoặc khi ngủ nên nằm nghiêng để tránh nguy hiểm.

Khi tóc chưa khô

Một số người có thói quen đi ngủ ngay khi vừa gội đầu xong hoặc khi tóc còn chưa khô.

Thói quen để tóc ẩm ướt khi đi ngủ vừa gây xơ rối tóc lại dễ kích ứng da đầu, gây cảm lạnh thậm chí còn gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, không nên gội đầu quá muộn và cần sấy khô tóc trước khi ngủ.

Theo Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)