Táo hữu cơ Organic 49 ngày không thối: Nguy cơ tẩm hóa chất gì?

Google News

(Kiến Thức) - Táo hữu cơ Organic 49 ngày không thối có thể được bảo quản bằng những loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tới sức khỏe con người. Vậy, đó là hóa chất nào?

Để độc giả hiểu chính xác hơn thông tin trong bài viết nhằm tránh gây nhầm lẫn, Kiến Thức xin làm rõ một số điểm sau: 
- Kiến Thức không có bất kỳ thông tin nào gây nghi ngờ về chất lượng đảm bảo của táo Juliet Pháp. 
- Tuy nhiên, việc sản phẩm bị mạo danh hoặc trà trộn bởi những sản phẩm táo khác là điều có thể xảy ra. Nếu nghi ngờ này là đúng, Kiến Thức muốn cảnh báo người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm chính hãng để bảo vệ quyền lợi chính đáng và sức khỏe của mình. Đây chính là vấn đề Kiến Thức muốn bàn luận với độc giả trong loạt bài sẽ đăng trong thời gian tới.
Vụ việc táo được dán nhãn hữu cơ Juliet Organic 49 ngày không thối dù để ngoài nhiệt độ phòng như Kiến Thức thử nghiệm (không khẳng định là táo Juliet “xịn” đang khiến dư luận, nhất là các bà nội trợ nghi ngờ loại táo này hoàn toàn không 100% tự nhiên, có thể qua ngâm tẩm xử lý bằng hóa chất. Và rất có thể có sự trà trộn, giả mạo loại táo Juliet uy tín ở đây?
"Táo Organic để ở nhiệt độ phòng 49 ngày không thối hỏng là một hiện tượng rất BẤT BÌNH THƯỜNG vì tất cả các loại hoa quả tự nhiên, nếu không dùng chất bảo quản để ở môi trường tự nhiên từ 1-5 tháng mà không có hiện tượng thối hỏng là vô cùng khó", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng cho biết.
  Ba quả táo hữu cơ gắn mác Juliet được Kiến Thức mua tại một siêu thị uy tín để làm thực nghiệm.
Trước thực tế đáng lo ngại trên, PV Kiến Thức đã tiến hành tìm hiểu kỹ hơn và điều giật mình là: có quá nhiều các loại hóa chất giúp hoa quả tươi lâu...vô cùng nguy hại sức khỏe con người. 
Loại hóa chất đầu tiên thường được tẩm ướp hoa quả tưới phải nhắc đến là chất Benomyl - chỉ một thìa nhỏ chất này, làm hoa quả không chỉ bề ngoài tươi lâu, mà còn khó thối hỏng. Đây là một hợp chất cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể làm gia tăng khối u ở gan, tăng nguy cơ ung thư, dễ làm thai nhi bị dị tật và ảnh hưởng đến sự hình thành của các dây thần kinh thị giác ở thai nhi. 
  Quả táo Organic để bên ngoài sau 49 ngày mới bắt đầu có dấu hiệu thâm nhẹ một góc nhỏ.
Tương tự, chất Carbendazim (một dạng chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm), cũng đang được lén lút dùng để ngâm tẩm hoa quả để giúp quả lâu thối hỏng dù bị cấm. Hóa chất này được biết đến với nhiều mối nguy với sức khỏe. Đặc biệt là gây tổn thương tinh hoàn, ảnh hưởng tới chất lượng tinh dịch, hoạt động tình dục và có khả năng gây vô sinh. 
Chất Tebuconazole cũng là một dạng thuốc diệt nấm, từng bị phát hiện sử dụng để bảo quản hoa quả trái cây tươi. Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ đã xác định chất này có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt. Tebuconazole cũng được liệt kê như là một chất gây ung thư nguy hiểm.
Chưa dừng ở đó, các thương lái sử dụng cũng rất phổ biến chất Ethylen để tiêm vào hoa quả giúp hoa quả mau chín và có màu sắc đẹp, bắt mắt hơn. Nhưng các nhà khoa học lại khẳng định đây không phải là loại hóa chất được sử dụng trong ngành thực phẩm do tính chất độc hại của nó đối với sức khỏe con người, rất dễ gây ngộ độc cấp tính.
    Hai quả táo trong tủ lạnh vẫn tươi nguyên.
Ngoài ra, thuốc 2,4-D và 2,4,5-T là hai loại hóa chất diệt cỏ có gốc Clor có mặt trong chất độc màu da cam nhưng thường được sử dụng phổ biến để bảo quản trái cây tươi như cam táo.
Theo các phân tích của TS. Trương Thị Tố Oanh và Th.s Nguyễn Thị Thanh Hương thì hai chất này rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Khi ăn phải táo hoặc trái cây được bảo quản bằng 1 trong 2 loại hóa chất trên bạn có thể bị nhiễm độc tức khắc hoặc tích tụ lại trong cơ thể và gây ra đột biến gen nguy hiểm.
Thu Minh

>> xem thêm

Bình luận(0)