Sử dụng bông tăm có thể gây điếc cho trẻ nhỏ

Google News

Thủng màng nhĩ, viêm tai, giảm hoặc thậm chí mất thính lực là những nguy cơ từ thói quen sử dụng tăm bông cho trẻ nhỏ. 

Kết quả rút ra từ nghiên cứu của các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Toàn quốc (Nationwide Children's Hospital) cho thấy, trong giai đoạn 21 năm từ 1990 đến 2010, có tới 263.000 trẻ em Mỹ phải tới điều trị tại bệnh viện vì những tổn thương ở tai, tương đương khoảng 12.500 trẻ em mỗi năm và 34 trường hợp mỗi ngày. Trong khi đó ở Anh, mỗi năm có khoảng 7.000 ca nhập viện cũng vì nguyên nhân này.
Khoảng 2/3 số bệnh nhân nhỏ hơn 8 tuổi, trong đó dưới 3 tuổi chiếm 40%. Hầu hết các thương tích tai của trẻ là do sử dụng các sản phẩm tăm bông để làm sạch (73%), ngã khi đang ngoáy tai bằng tăm bông (9%) và phần lớn số đó xảy ra khi những đứa trẻ tự mình sử dụng mà không có sự trợ giúp của người lớn (77%).
Su dung bong tam co the gay diec cho tre nho
Thủng màng nhĩ, viêm tai, giảm hoặc thậm chí mất thính lực là những nguy cơ từ thói quen sử dụng tăm bông cho trẻ nhỏ. 
Theo thống kê, thương tích do tăm bông gây ra bao gồm thủng màng nhĩ, viêm tai, giảm hoặc thậm chí mất thính lực. Tiến sĩ Simon Baer, bác sĩ phẫu thuật tai-mũi-họng tại Bệnh viện Spire Sussex (Anh), cho biết: "Tổn thương phổ biến khi sử dụng tăm bông là thủng màng nhĩ, viêm tai, số khác có thể gây tổn thương cho xương tai thậm chí gãy xương tai (dù tỷ lệ này rất thấp), từ đó gây ra những vấn đề về khả năng nghe, nhiều khi dẫn đến mất thính giác hoàn toàn”.
"Hai quan niệm sai lầm nhưng lại phổ biến nhất mà tôi từng nghe là tai cần phải thường xuyên được làm sạch và bằng cách sử dụng những dụng cụ hỗ trợ. Cả hai đều không chính xác ", Kris Jatana, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Tai vốn có cơ chế tự làm sạch. Trong đó, trái với suy nghĩ của nhiều người, ráy tai rất có tác dụng và không hề bẩn. Chúng giữ an toàn cho đôi tai, bảo vệ da ống tai không bị viêm nhiễm và còn như lớp đệm để giảm tiếng ồn quá lớn, ngăn không cho bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường ngoài đi sâu vào trong tai.
“Cách tốt nhất để giữ cho tai của bạn sạch sẽ là… không làm gì cả”, Tiến sĩ Simon Baer nói thêm. Trong trường hợp ráy tai gây nhiều khó chịu thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để có dụng cụ chuyên biệt lấy ráy tai.
Theo Huyền Anh/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)