Sống buông thả, cô gái trẻ 19 tuổi mắc ung thư cổ tử cung

Google News

Quan hệ tình dục từ rất sớm, cô gái trẻ không biết rằng đây chính là nguyên nhân khiến mình bị ung thư cổ tử cung từ sớm như thế. Căn bệnh ung thư phổ biến ở chị em phụ nữ.

Bệnh trẻ hóa
Bệnh viện K trung ương từng điều trị cho một nữ sinh mới chỉ 19 tuổi nhưng đã bị ung thư cổ tử cung. Khi có dấu hiệu ra máu bất thường, nữ sinh này đến bệnh viện khám và sốc khi bác sĩ chẩn đoán nghi ngờ là ung thư cổ tử cung.
Cô gái vẫn hi vọng đó là bác sĩ chẩn đoán sai và tìm đến một bệnh viện khác khám. Tại bệnh viện khác kết quả vẫn là ung thư cổ tử cung. Lúc này, cô gái đau xót khi nhận 'án tử' dù còn rất trẻ. Cô gái vẫn còn muốn được làm mẹ như những người phụ nữ khác.
Khi bác sĩ hỏi về lối sống, chẳng còn giấu diếm được điều gì, cô gái bật khóc cho rằng mình đã quá buông thả từ khi còn rất sớm.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – BV Ung bướu TP.HCM cũng chỉ đích danh thủ phạm khiến ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa đặc biệt có nhiều bệnh nhân tuổi dưới 25 đó là lối sống thoáng. Nhiều nữ sinh quan hệ tình dục sớm và không có biện pháp phòng tránh dẫn tới nhiễm vi rút HPV và ung thư cổ tử cung có sự tham gia của vi rút này. Dù vi rút này có hàng trăm chủng nhưng nó đã được nghiên cứu là yếu tố gây ra ung thư cổ tử cung.
Song buong tha, co gai tre 19 tuoi mac ung thu co tu cung
 Ung thư cổ tử cung gia tăng ở người trẻ.
Những ai có nguy cơ bị ung thư
Theo bác sĩ Lê Hà Phương – chuyên khoa ung thư, bệnh viện Medlatec, các dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung là xuất huyết âm đạo bất thường: Có thể xuất huyết dù không phải “ngày đèn đỏ” hoặc xuất huyết sau khi quan hệ, với phụ nữ trung niên dù đã mãn kinh nhưng lại đột nhiên xuất huyết bất thường ở vùng kín.
Ngoài ra, chị em còn có cảm giác thường xuyên đau lưng, đau bụng dưới và mức độ tăng lên khi đang trong chu kỳ hoặc khi đi vệ sinh, đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu rắt.
Theo bác sĩ Phương ung thư cổ tử cung không phải là bệnh vô phương cứu chữa nhưng vì tâm lý của người Việt Nam thường ngại khám, đi khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn thì cơ hội chữa khỏi bệnh rất thấp. Nhất là ở người trẻ thì ung thư cổ tử cung thường ở giai đoạn trễ.
Thực tế, ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ có thể được điều trị dễ dàng và khả năng chữa khỏi bệnh cao, đồng thời bảo toàn được khả năng sinh sản của phụ nữ. Tùy vào mỗi trường hợp mà các bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ Phương khuyến cáo ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều trường hợp, dù chưa quan hệ vẫn mắc phải căn bệnh này. Vì thế, phụ nữ ở bất kỳ đối tượng nào cũng nên cẩn trọng với ung thư cổ tử cung. Dưới đây là một số trường hợp nên tầm soát ung thư cổ tử cung.
Đối với phụ nữ trước 21 tuổi nhưng đã quan hệ tình dục: Với đối tượng này, bác sỹ khuyên rằng, nên khám phụ khoa định kỳ hàng năm.
Phụ nữ từ 21- 29 tuổi: Đối tượng này đã được nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh vì thế cần có ý thức tầm soát bệnh cao hơn. Chuyên gia khuyên bạn nên khám phụ khoa định kỳ hàng năm. Đồng thời, làm thêm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) mỗi 3 năm.
Phụ nữ từ 30 - 65 tuổi: Đây là nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Những đối tượng này nên khám phụ khoa định kỳ hàng năm, PAP smear mỗi 3 - 5 năm. Ngoài ra họ cũng nên làm xét nghiệm HPV.
Phụ nữ trên 65 tuổi: Những phụ nữ lớn tuổi vẫn nên khám phụ khoa định kỳ hằng năm. Họ có thể không làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung nếu trước đây đã làm xét nghiệm HPV và PAP smear đầy đủ và có kết quả là 3 tế bào học liên tục âm tính hoặc 2 Co-test liên tục âm tính trong 10 năm trong lần xét nghiệm cuối cùng khoảng 5 năm gần nhất.
Trường hợp thấy những dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, thường xuyên đau vùng chậu, tiết dịch âm đạo bất thường,… thì nên tầm soát càng sớm càng tốt dù ở bất cứ độ tuổi nào.
Theo K.Chi/Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)