Sai lầm khiến bệnh nhân ung thư tử vong vì suy kiệt

Google News

Nhiều người cho rằng bỏ đói bản thân sẽ khiến tế bào ung thư bị tiêu diệt. Thực tế, 80% bệnh nhân ung thư tử vong do sút cân, xuất phát từ chính sai lầm này.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Đặc biệt, dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý làm tăng nguy cơ bị tử vong vì suy kiệt trước khi bệnh phát tác.
“Bỏ đói tế bào ung thư” gây suy kiệt trầm trọng
Dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Theo các chuyên gia, về bản chất, thực phẩm không gây ra ung thư, nhưng chính cách ăn uống không hợp lý là nguyên nhân kiến cho tế bào cơ thể bị đột biến phát triển thành tế bào ung thư.
Sai lam khien benh nhan ung thu tu vong vi suy kiet
 Dinh dưỡng sai cách khiến bệnh nhân ung thư có thể bị suy kiệt. Ảnh: Cbsnews.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Thân Văn Thịnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, khi mắc ung thư, đa phần bệnh nhân chỉ quan tâm tới việc khám, phác đồ điều trị, chưa có mối quan tâm tới việc chăm sóc dinh dưỡng cho bản thân.
Thực tế, 80% bệnh nhân ung thư tử vong do sút cân, trong đó có 30% chết do suy kiệt. Điều này có nghĩa bệnh nhân tử vong do không còn đủ sức lực, không phải do ung thư gây ra.
“Rất nhiều người tới điều trị kiêng uống và ăn vì cho rằng tế bào ung thư bị bỏ đói và sẽ chết. Nhiều trường hợp bỏ đói tới khi không còn sức khỏe để có thể điều trị bệnh. Bệnh nhân ung thư bị suy kiệt do dinh dưỡng không đầy đủ rất dễ bị nhiễm trùng và tử vong”, bác sĩ Thịnh nói.
Bác sĩ cũng cho biết hiện nay mọi người có nhiều quan điểm khác nhau về việc “bỏ đói tế bào ung thư”. Nhưng bản thân bác sĩ Thịnh không đồng ý với quan điểm này.
“Hiện nay, có rất nhiều luồng thông tin về bỏ đói tế bào ung thư. Ở Mỹ có nghiên cứu về phương áp “bỏ đói tế bào ung thư” trên chuột. Tuy nhiên, trong quá trình bỏ đói vẫn có kết hợp điều trị bằng hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư chứ không phải bỏ đói đơn thuần. Và đây chỉ là nghiên cứu trên chuột, còn nghiên cứu trên người vẫn bị bỏ ngỏ”, bác sĩ Thịnh cho biết.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nhân ung thư nên ăn uống bình thường, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất).
Thịt bò, trứng, sữa làm tế bào ung thư phát triển?
Theo bác sĩ Thịnh, dinh dưỡng, cách ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Chế độ ăn tốt cho sức khỏe là nhiều cá, rau xanh, dầu thực vật, hạn chế thịt đỏ. Với bệnh nhân đã điều trị xong ung thư, đây là một chế độ ăn phù hợp
Tuy nhiên, những bệnh nhân đang điều trị ung thư, truyền hóa chất có nguy cơ suy giảm bạch cầu cao. Trong khi đó, nguồn bạch cầu có nhiều trong thịt động vật, nhất là các loại thịt có màu đỏ (thịt bò). Vì vậy, trong trường hợp này, người bệnh nên tăng cường các loại thịt có màu đỏ.
“Chế độ ăn của con người có tính cá thể vì vậy không thể áp dụng thực đơn của người này cho người kia. Khi bệnh nhân đang điều trị, gia đình nên động viên họ ăn nhiều và chiều theo khẩu vị của họ. Trong quá trình mắc ung thư, bệnh nhân vẫn nên ăn thịt bò, trứng, uống sữa...”, bác sĩ Thịnh nói.
Chuyên gia này cũng khẳng định quan điểm ăn đường, uống sữa sẽ nuôi dưỡng tế bào ung thư phát triển không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân nên lưu ý không ăn các sản phẩm có vitamin B9 và vitamin B12 bởi đây là chất kích thức tăng trưởng cho tế bào ung thư.
Theo Phạm Loan/Zing News

>> xem thêm

Bình luận(0)