Phân biệt cảm và cúm khi thời tiết giao mùa

Google News

(Kiến Thức) - Thời điểm giao mùa hiện nay là lúc cảm và cúm rất dễ xuất hiện. Bạn cần phân biệt cảm và cúm để điều trị đúng cách. 

Phan biẹt cảm và cúm khi thòi tiét giao mùa
 Ảnh minh họa.
Khi thời tiết thay đổi thường xuất hiện những bệnh viêm đường hô hấp, trong đó bệnh cảm lạnh và cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi nhiều loại virus. Hai bệnh này có những triệu chứng giống nhau như là hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, ho… Do đó nhiều người dễ nhầm lẫn, không biết phân biệt cảm và cúm.
Tuy có cùng triệu chứng giống nhau, nhưng bệnh cảm và bệnh cúm được gây ra bởi những virus khác nhau. Theo đó, có hơn 200 loại virus gây ra bệnh cảm lạnh, phổ biến nhất là Rhinovirus, 
coronavirus và virus parainfulenza (RSV); nhưng chỉ có 3 loại virus gây ra bệnh cúm, thường được gọi là virus cúm A, cúm B và cúm C. Điều quan trọng là phải biết sự khác biệt giữa cúm và cảm lạnh.
Cảm là bệnh viêm hô hấp nhẹ hơn so với cúm. Trong khi các triệu chứng cảm lạnh có thể làm cho bạn cảm thấy không khoẻ một vài ngày; các triệu chứng bệnh cúm có thể làm cho bạn cảm thấy rất mệt trong một vài ngày đến vài tuần. Nhưng cúm có thể gây ra nhưng vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như viêm phổi hoặc suy hô hấp cần phải nhập viện điều trị.
Để có cách chăm sóc thích hợp cho sức khoẻ, bạn cần biết cách nhận biết thêm những dấu hiệu đặc trưng phân biệt cúm và cảm như sau đây.
Cảm: Có sốt nhưng không cao và không kéo dài; đau nhức cơ thể ít, nhẹ; thường xảy ra hắt hơi, sổ mũi nhiều; hay gặp đau họng; ho khan, ho ít hoặc ho rũ rượi; ít xảy ra đau đầu; mệt mỏi nhẹ và cảm giác khó chịu ở ngực ít khi xảy ra, nếu có thì bệnh nhân chỉ cảm thấy khó chịu đôi chút. Nếu không chăm sóc tốt sức khoẻ, bệnh có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai. Bệnh có thể tự khỏi, một vài trường hợp sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm triệu chứng viêm đường hô hấp.
Cúm: Thường xảy ra sốt cao (> 38,5 độ C), kéo dài 3 - 4 ngày; đau nhức cơ thể nhiều; ho nhiều, ho khan đến ho khạc đàm mủ; hắt hơi, sổ mũi không nhiều; ít đau họng, đau đầu nhiều; cảm thấy mệt mỏi, bị kiệt sức kéo dài từ 2 - 3 ngày và bệnh nhân cảm thấy khó chịu, nặng ngực, khó thở (nếu có). Nếu không chăm sóc tốt sức khoẻ, bệnh có thể gây viêm phế quản, viêm phổi hoặc suy hô hấp, một vài trường hợp gây viêm cơ tim đe dọa đến tính mạng. Điều trị bệnh bằng thuốc kháng virus phối hợp với thuốc điều trị triệu chứng viêm đường hô hấp trên.
Để phòng ngừa bệnh, cần thực hiện vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay khi tiếp xúc với những yếu tố có nguy cơ dễ mắc bệnh; tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin C, dinh dưỡng hợp lý, giữ ấm cơ thể (nhất là người lớn tuổi, trẻ em). Để chủ động phòng ngừa bệnh cúm cần thực hiện tiêm ngừa cúm hằng năm.
BS Đặng Ngọc Trân (Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện quận 1, TPHCM)

>> xem thêm

Bình luận(0)