Những sự thật ít biết về nốt ruồi

Google News

Nốt ruồi có thể mọc ở mọi nơi trên cơ thể. Đôi khi nốt ruồi làm tăng sắc đẹp nhưng cũng có thể giảm thẩm mỹ, thậm chí còn được xem là dấu hiệu xấu về sức khỏe.

Nốt ruồi là một dạng vết sắc tố trên da hay tổn thương xuất hiện từ lúc con người mới ra đời hoặc khi trưởng thành. Nốt ruồi được xem là yếu tố y sinh hay tổn thương da ít được ưu ái, thậm chí còn được xem là điềm xấu. Trong văn hóa Trung cổ châu Âu, nốt ruồi được coi là "điềm gở". Vì vậy, trong các vở kịch, phim ảnh, nốt ruồi thường được dùng để làm nổi bật tính cách của các nhân vật phản diện.
Nhung su that it biet ve not ruoi
Ảnh minh họa. 
Đa số nốt ruồi xuất hiện trong 2 thập kỷ đầu đầu đời. Nếu nồng độ sắc tố melanin cao thì nốt ruồi sẽ có màu đen. Nốt ruồi được phân thành nhiều loại, dựa trên các tiêu chí như kích thước, vị trí, thời điểm xuất hiện cho đến màu sắc.... Cả 2 dạng nốt ruồi đơn lẫn nốt ruồi liên kết được gọi chung là "nốt ruồi mắc phải".
Nốt ruồi màu xanh, sắc tố melanin có nguồn gốc rất sâu trong da, còn dạng nốt ruồi có tên Spitz nevus, hay nốt ruồi màu đỏ lại do sắc tố có tên Nevus of Reed tạo ra. Tất cả nốt ruồi này đều có từ khi mới sinh nên được đặt tên là nốt ruồi bẩm sinh.
Có cả loại nốt ruồi lớn kèm theo vài sợi lông mọc dài ra ngoài, y học gọi là nốt ruồi sắc tố khổng lồ, kích thước lớn hơn các loại nốt ruồi bình thường. Giống như tất cả nốt ruồi khác, nốt ruồi này không có gì đặc biệt nhưng người ta thường đồn thổi là nốt ruồi ung thư.
Thực tế, cơ thể con người có thể mọc lông ở bất kỳ nơi nào, trừ lòng bàn tay và gan bàn chân. Trong một số trường hợp do đột biến gene nên tế bào không kiểm soát được phát sinh bệnh và bị đổ lỗi cho nốt ruồi lông.
Trong giai đoạn trưởng thành, mỗi người có tới 10-40 nốt ruồi to nhỏ khác nhau. Chúng có thể thay đổi theo thời gian, khi còn nhỏ có màu sáng, đến tuổi trung niên bắt đầu đậm hơn. Một số nốt ruồi cũng có thể biến mất hoàn toàn khi tuổi cao nhưng cũng có nốt ruồi không hề thay đổi trong suốt cả cuộc đời con người.
Nốt ruồi hại hay lợi?
Tai Ấn Độ và Trung Quốc, trước đây các nhà chiêm tinh học quan niệm, nốt ruồi được xem là manh mối về số phận ngay từ giai đoạn bào thai được hình thành và bị tác động từ các hành tinh. Nốt ruồi có thể được giải thích dựa trên cơ sở kích thước, màu sắc, hình dạng và vị trí.
Ví dụ, nốt ruồi dài được xem là điềm lành, hình vuông lại là điều bất an ban đầu nhưng tốt về sau, còn nốt ruồi tam giác chứa đựng tổng hòa cả cái tốt lẫn xấu.
Nhiều người cho rằng nốt ruồi "hại nhiều hơn lợi", đáng sợ bởi nó là dấu hiệu báo trước của căn bệnh ung thư, song theo nghiên cứu và thực tế cho thấy, tất cả nốt ruồi không hoàn toàn là xấu. Những nốt ruồi bình thường, nhỏ dưới 5mm, tròn hoặc hình bầu dục, nhẵn bề mặt, dễ quan sát là vô hại.
Nốt ruồi có màu hồng, nâu, nâu đen và có những biến dạng bất thường như chảy máu, ngứa, hoặc tiết dịch lỏng, thay đổi đột ngột về kích thước, hình dáng hay màu sắc là dấu hiệu báo trước của bất an đang diễn ra trong cơ thể.
Nốt ruồi được xem là nguy hiểm khi nó thay đổi màu sắc, hoặc hình dạng, kích thước không đối xứng, cạnh mờ, màu sắc không đều và có đường kính lớn hơn 6mm thì cần phải khám, để phát hiện và xử lý bất thường trong cơ thể, nếu có.
Nốt ruồi ở trên mặt hay ở bất cứ nơi nào khác đều có thể xóa được bằng nhiều cách như đốt bằng dao điện cao tần, laser CO2 hay cắt bỏ giống như một khối u thông thường. Nhưng dù làm cách nào, xóa nốt ruồi cũng là một thủ thuật ngoại khoa, nên người thực hiện phải có kiến thức về phẫu thuật thẩm mỹ để hạn chế hậu quả nhiễm trùng, sẹo lõm.
Trong một số trường hợp, nếu nốt ruồi quá to, phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ. Khi phẫu thuật, bác sĩ phải tiến hành khám, xét nghiệm cẩn thận, phân biệt nốt ruồi bình thường với ung thư tế bào da để quyết định phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Theo Giang Nguyễn/PNVN

>> xem thêm

Bình luận(0)