Những người không nên ăn giấm kẻo nguy hại sức khỏe

Google News

Giấm là gia vị quen thuộc không thể thiếu trong mỗi căn bếp của các gia đình Việt nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể ăn giấm.

Báo VTC News đưa tin, giấm là chất lỏng vị chua, có thành phần chính là acid acetic và nước, với nồng độ acid khoảng 5%. Do giấm vốn là acid acetic, một chất bảo quản mạnh nên có khả năng giữ cho thực phẩm không bị hư hỏng bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và vi trùng. Loại acid trung tính này còn là chất khử mùi rất tốt.
Giấm có thể làm tăng sự thèm ăn, có tác dụng làm tiết nước bọt và tăng cường tiêu hóa. Đặc biệt là vào mùa hè, nắng nóng, mồ hôi ra nhiều khiến chúng ta không muốn ăn uống, nếu trong quá trình nấu nướng thêm một chút giấm có thể kích thích vị giác.
Nhung nguoi khong nen an giam keo nguy hai suc khoe
Giấm rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Ảnh minh họa 
Ăn giấm có thể nâng cao khả năng diệt khuẩn ở đường ruột vào mùa lưu hành bệnh truyền nhiễm đường ruột. Giấm cũng có thể chế ngự được nhiều loại vi khuẩn, giúp phòng bệnh tăng cường sức khỏe.
Giấm được xem là loại thực phẩm tốt để làm giảm huyết áp nhờ sự có mặt của canxi và hàm lượng kali giúp điều hòa mức huyết áp. Cao huyết áp và cholesterol đều có thể được kéo giảm một cách hiệu quả nhờ sự hiện diện của chất pectin có trong giấm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giấm có tính axit nên những đối tượng dưới đây tuyệt đối không nên ăn giấm.
Người mắc chứng khó nuốt
Do giấm có tính axit nên có thể làm tổn thương yết hầu, người mắc chứng khó nuốt ăn vào sẽ thấy khó chịu. Giấm cũng khiến những người bị viêm loét dạ dày đau quặn vùng bụng. 
Người bị hạ kali máu
Hạ kali máu xảy ra khi cơ thể không giữ được đủ lượng kali để duy trì hoạt động bình thường, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ gây hạ kali máu của giấm không cao nhưng vẫn có thể xảy ra nếu ăn nhiều trong thời gian dài. Người hay bị hạ kali máu nên tránh xa giấm.
Người có vấn đề về răng hoặc khoang miệng
Tương tự, báo VnExpress cũng đưa tin, một số người sau khi ăn giấm thấy vấn đề răng miệng của mình trầm trọng hơn. Đó là do axit axetic trong giấm có tính ăn mòn, làm tổn thương các niêm mạc vùng răng miệng.
Người đang sử dụng thuốc tây
Giấm và các loại thuốc tác động lẫn nhau nên khi cùng sử dụng dễ gây hạ kali máu. Nếu đang sử dụng thuốc tăng cường lực co bóp của cơ tim hoặc thuốc lợi tiểu không nên ăn giấm vì axit axetic trong giấm có thể thay đổi độ pH của cơ thể, ảnh hưởng tới tính chất và khả năng hấp thụ thuốc.
Người dị ứng với giấm
Giống như dị ứng với tôm, cá, xoài, dị ứng với giấm không có cách chữa trị nên người bị dị ứng với giấm tuyệt đối không được sử dụng.
Những người mẫn cảm với axit và huyết áp thấp
Đối với những người quá mẫn cảm với đồ ăn chứa nhiều Axit nên cẩn thận hoặc tốt hơn không nên dùng giấm. Bởi giấm có thể là tác nhân gây ra ngứa ngáy, phù thũng, hắt hơi. Giấm cũng gây bất lợi đối với những người bị huyết áp thấp, và xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt hay mệt mỏi.
Người già trong thời gian điều trị gãy xương
Các thành phần có trong giấm có khả năng làm mềm các khớp xương và làm thoát canxi, nó còn phá vỡ mức độ cân bằng của canxi trong cơ thể, kích hoạt và khiến tình trạng loãng xương càng nặng thêm.
Người bị sỏi mật
Người bị sỏi mật khi ăn quá nhiều giấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính axit vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.
Theo An Dương/VietQ

>> xem thêm

Bình luận(0)