Những kiêng kị “trời ơi đất hỡi” khi mang thai 3 tháng đầu thời “ông bà anh”

Google News

Không chỉ cần kiêng cữ cẩn thận trong ăn uống, đi lại, sinh hoạt, ông bà xưa còn nhắc nhở các mẹ bầu kiêng nhiều vấn đề khác.

Xung quanh chuyện mang bầu, có đến hàng tá những "truyền kì" về đủ các loại kiêng kị đã được truyền lại từ thời xa xưa. Những quan niệm dân gian về kiêng kị đối với bà bầu dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn "ngã ngửa" vì những tư duy "trời ơi đất hỡi".
KIÊNG ĐEO ĐỒ TRANG SỨC HAY CHỤP ẢNH
Theo quan niệm dân gian, nếu khi mang bầu mẹ đeo đồ trang sức hay chụp ảnh thì chào đời bé sẽ mất duyên. Tuy nhiên, rõ ràng quan điểm này hoàn toàn vô lí vì có rất nhiều mẹ bầu xinh đẹp trau chuốt bề ngoài ngay cả khi bầu bí với những món đồ trang sức tinh tế, hay tự tin khoe ảnh bụng bầu trên mạng mà các bé vẫn vô cùng xinh xắn, đáng yêu.
KIÊNG VỪA ĐI VỪA ĂN
Bầu bí khiến mẹ thèm thuồng đủ các loại món ăn, và dường như lúc nào cũng mang một chiếc bụng đói vậy. Thế nên, chẳng thể trách nổi nếu có những lúc mẹ bầu vừa đi vừa ăn trên đường. Vậy nhưng các cụ ngày xưa sẽ không cho mẹ bầu làm vậy vì theo quan niệm cũ, mẹ vừa đi vừa ăn sẽ đẻ rơi con. Nhưng thực tế việc ăn uống này hoàn toàn chẳng hề liên quan tới việc đẻ con rơi rớt ngoài đường cả, có lẽ là, quan niệm dân gian này chỉ nhằm nhắc các mẹ bầu nên "giữ ý" một chút chăng?
KIÊNG BƯỚC QUA DÂY HOẶC QUA VÕNG
Đôi lúc, mẹ bầu có thể sẽ bị các cụ lớn tuổi trong nhà nhắc nhở phải kiêng bước qua dây hoặc qua võng vì tin rằng bé trong bụng sẽ bị dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng hiện tượng dấy rốn quấn cổ này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, điểm tích cực có thể kể đến của quan điểm này là nhắc mẹ bầu cẩn thận khi di chuyển để tránh vấp ngã do vướng dây, vướng võng.
KIÊNG NẰM NGỬA
Người xưa khuyên bà bầu kiêng nằm ngừa vì tin rằng làm vậy sẽ bị dính nhau thai. Mặc dù thực tế là không phải vậy, nhưng tư thế này cũng được chứng minh là tư thế bất lợi, do khi nằm ngửa, tử cung sẽ chàn vào tĩnh mạch khoang dưới, cản trở lưu thông khí huyết đến thai nhi, tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Tư thế nằm tốt nhất dành cho mẹ bầu là nằm nghiêng sang trái.
KIÊNG VƯƠN NGƯỜI
Nhiều mẹ bầu dễ bị bề trên quở mắng nếu như lỡ vươn tay cao quá đầu do mọi người tin rằng, hành động này sẽ khiến thai bị bong nhau hoặc dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, thực tế, chuyện này không hề có cơ sở khoa học. Trái lại, trong thời kì bầu bí, mẹ bầu nên chú ý tập luyện thể dục với cường độ vừa phải để tăng cường sức khỏe
KIÊNG ĂN CÀ
Những thứ có tên gọi giống nhau có lẽ sẽ có "họ hàng" với nhau nên các cụ mới khuyên mẹ bầu kiêng ăn cà không sau này con sinh ra sẽ nói cà lăm (nói lắp). Nghe quan niệm này có vẻ "trời ơi đất hỡi", tuy nhiên các mẹ bầu cũng không nên ăn cà nhiều do loại quả này vừa nghèo dinh dưỡng vừa có nhiều chất gây độc, dễ gây ra các chứng đau nhức.
KIÊNG ĂN ỐC
Ốc thường có nhiều nhớt hơn những món ăn khác, có lẽ vì vậy mà các cụ cho rằng nếu mẹ ăn ốc, con sinh ra sẽ hay bị chảy nước dãi. Tuy nhiên, ngoài nguy cơ nhiễm bệnh giun khi ăn ốc, mẹ bầu không hề phải lo lắng bất kì "hệ lụy" nào khác từ việc ăn ốc, kể cả việc chảy nước dãi của em bé sau này.
Ốc cũng được các cụ liệt vào "danh sách đen" những món mẹ bầu không được ăn. (Ảnh minh họa) 
KIÊNG ĂN BÁT MẺ
Nhiều người cho rằng, bát mẻ và trẻ sứt môi là có liên hệ với nhau. Thế nhưng, sứt môi là một dị tật bẩm sinh vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân. Dù vậy, một điều chắc chắn là việc bé sứt môi không phải là hệ quả từ việc lành hay mẻ của bát ăn cơm mà mẹ đã dùng.
KIÊNG NGỒI TRƯỚC CỬA
Những người lớn tuổi thường mắng nếu thấy bà bầu ngồi trước cửa vì sợ em bé sinh ra sẽ khó dạy, lì lượm, do sự liên quan giữa ý nghĩa của cánh cửa chính với chuyện êm ấm trong gia đình. Thế nhưng, điều này hoàn toàn dựa trên quan niệm dân gian mà chưa hề được kiểm chứng chính xác.
KIÊNG TRỒNG CÂY
 
Trồng cây, trồng hoa là sở thích của nhiều chị em phụ nữ nhưng theo quan niệm dân gian, trong thời gian mang thai, nếu mẹ trồng cây thì sẽ khó sinh.
Theo Nam Phương/Eva/Khám Phá

>> xem thêm

Bình luận(0)