Nguyên tắc phòng chống cúm A H1N1 mùa đông xuân

Google News

(Kiến Thức) - Thời điểm đông xuân, thời tiết bắt đầu chuyển mùa cũng là lúc cúm A (H1N1) dễ tấn công và lây lan nhanh chóng. 

Virus cúm A(H1N1) là một chủng virus cúm A (các chủng virus H1N1, H5N1 và H7N9) và là nguyên nhân của hầu hết bệnh cúm trên người. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
Bệnh cúm H1N1 lây lan qua đường hô hấp. Hơn nữa, do khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài của loại virus này rất cao nên tốc độ lây truyền của cúm H1N1 là vô cùng mạnh mẽ. Virus cúm H1N1 trong điều kiện bình thường có khả sống từ 24 tới 28 tiếng, trong môi trường nước có thể lên tới 4 ngày ở nhiệt độ phòng và 30 ngày ở 0 độ C.
Nguyen tac phong chong cum A H1N1 mua dong xuan
 Ảnh minh họa.
Triệu chứng bệnh cúm A (H1N1) giống như cúm mùa bao gồm: sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Khoảng gần 50% bệnh nhân còn có đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy. Giống như cúm mùa, cúm H1N1 mới cũng gây bệnh cảnh nặng hơn như viêm phổi khiến bệnh nhân ho nhiều, thở nhanh, khó thở, chụp Xquang cho thấy có tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có triệu chứng của suy hô hấp cấp (ARDS), phù phổi và tử vong.
Người mang vi rút cúm A có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ… Hiện nay chưa có vacxin đặc hiệu phòng chống cúm A. Khi có vắc xin, việc tiêm phòng bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Thời điểm mùa đông là thời tiết thuận lợi cho virus phát triển, dự kiến số người mắc bệnh sẽ tăng cao vào mùa đông tới nên cần tăng cường các biện pháp phòng chống.
Nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo:
1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
2. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
3. Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
4. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
5. Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.
6. Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 01 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
7. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Video: Cách trồng 4 loại cây gia vị ngăn cảm cúm:
Nguồn video: YouTube.
Ngọc Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)