Nguyên nhân số người bị bệnh dạ dày ở Việt Nam tăng chóng mặt

Google News

Đây chính là nguyên nhân vì sao số người bị bệnh dạ dày ở Việt Nam tăng chóng mặt - cần biết để tránh ngay.

Ăn không hợp lý
Nếu bạn ăn quá nhanh, sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày. Vì vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn từ từ nhằm tăng sự tiết nước bọt, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Trong một ngày, sự bài tiết dịch vị của dạ dày sẽ có lúc ở mức nhiều nhất và ít nhất mang tính sinh lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn kịp thời. Do đó, nếu bạn ăn uống không đúng giờ sẽ dễ mắc các căn bệnh dạ dày.
Nguyen nhan so nguoi bi benh da day o Viet Nam tang chong mat
Ảnh minh họa. 
Ăn thật nhiều vào bữa tối và ăn đêm sẽ khiến hệ tiêu hóa vốn rất khỏe mạnh của bạn dễ dàng bị suy yếu. Bởi việc ăn tối quá no hoặc ăn đêm trước khi đi ngủ không chỉ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì mà còn ép đường ruột của bạn làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày.
Việc ăn uống không vệ sinh rất dễ khiến bạn mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn... Đặc biệt, trong mùa hè nóng nực bạn càng dễ mắc những căn bệnh này.
Uống nước ngọt có gas khi ăn
Nước ngọt chứa thành phần carbon dioxide, khi uống có tác dụng giải nhiệt tức thì nên nhiều người rất thích uống. Nhưng nếu bạn bị bệnh về dạ dày, thì việc uống nước ngọt trong bữa ăn lại gây hại nhiều hơn lợi.
Khi uống nước ngọt, soda, là một dạng axit pha loãng, gây ra những bất lợi cho hệ tiêu hóa. Carbon dioxide trong soda hay nước ngọt có gas gây kích thích niêm mạc, giảm tiết acid dạ dày, ảnh hưởng đến sự hình thành sản xuất pepsin, làm suy yếu chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Ngoài ra, nước ngọt còn chứa natri bicarbonate, có thể trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm nồng độ axit dạ dày, làm cho khả năng tiêu hóa suy yếu.
Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nếu uống nước ngọt trong bữa ăn, sẽ cảm thấy khó chịu và đau bụng, đầy hơi, ợ hơi nhiều và các triệu chứng bất thường khác.
Không ăn lạc, đặc biệt là lạc còn sống
Lạc (đậu phộng) là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể, thậm chí còn được giới Đông y gọi với mỹ từ là "hạt trường sinh" hay hạt trường thọ.
Nhưng đối với những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính, lạc lại là món ăn "khắc tinh" không nên có trên bàn ăn. Đặc biệt là nếu ăn phải lạc sống có thể khiến người bị viêm dạ dày rơi vào tình trạng khó tiêu nặng.
Lạc chứa chất béo và protein, nếu không được nấu chín với nhiệt độ cao, các enzym trong lạc sẽ không phát huy được tác dụng, đó là lý do gây ra chứng khó tiêu.
Theo An Nhiên/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)